Các yêu cầu về kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Để xác định chất lượng bè nhẹ có thể sử dụng những phương pháp nào?

Theo tôi được biết, hiện có một số loại bè được xác định là bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia. Vậy những tiêu chí nào để xác định bè nhẹ dự trữ quốc gia? Các yêu cầu về kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Để xác định chất lượng bè nhẹ có thể sử dụng những phương pháp nào?

Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là loại bè như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia có quy định về khái niệm bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia như sau:

"1.3.1. Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia (dụng cụ nổi cứu sinh) là loại bè chế tạo vỏ bằng nhựa, cốt bè bằng vật liệu nổi, có yêu cầu kỹ thuật thỏa mãn các quy định tại Mục 2 Quy chuẩn này, được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp và các quy định hiện hành khác để sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn, sau đây viết tắt là bè nhẹ."

Theo đó, loại bè đáp ứng được các điều kiện nêu trên được xác định là bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia.

Bè nhẹ cứu sinh

Bè nhẹ cứu sinh

Các yêu cầu về kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là gì?

Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, yêu cầu về kỹ thuật đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như sau:

"2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về kỹ thuật
Bè nhẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa (QCVN 85: 2015/BGTVT) của Bộ Giao thông vận tải; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.1. Yêu cầu về vật liệu
2.1.1.1. Vật liệu nổi làm bằng Xốp Polyurethane (Polyurethane - Foam).
2.1.1.2. Vỏ bọc ngoài bè nhẹ làm bằng nhựa Polyetylen tỷ trọng cao (HDPE) và có màu da cam.
2.1.2. Yêu cầu về kết cấu
2.1.2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản
2.1.2.1.1. Bè nhẹ kiểu thứ 1:
- Chiều dài: 1 500 mm ± 20 mm;
- Chiều rộng: 980 mm ± 20 mm;
- Khối lượng: Không nhỏ hơn 20 kg;
- Sức chở: 10 người bám vào các vị trí tay bám và người có khối lượng 60 kg nằm trên lưới đan lòng bè;
- Thể tích nổi: Không nhỏ hơn 190 dm3.
2.1.2.1.2. Bè nhẹ kiểu thứ 2:
- Chiều dài: 2 000 mm ± 20 mm;
- Chiều rộng: 1 100 mm ± 20 mm;
- Khối lượng: Không nhỏ hơn 40 kg;
- Sức chở: 14 người bám vào các vị trí dây bám và người có khối lượng 60 kg nằm trên lưới đan lòng bè;
- Thể tích nổi: Không nhỏ hơn 275 dm3.
2.1.2.2. Dây bám: Bè nhẹ được gắn một sợi dây bám (dây vịn nổi) là sợi polyeste có đường kính không nhỏ hơn 12 mm, độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 8 000 N, được bố trí xung quanh và gắn cố định vào bè nhẹ dưới dạng các vòng tay cầm ở đó có gắn tay nắm tương đương với số người mà bè nhẹ giữ được theo thiết kế. Việc cố định dây bám phải đảm bảo khả năng xách được bè nhẹ và vòng tay cầm phải có độ võng để người bám vào an toàn, hiệu quả.
2.1.2.3. Tay bám (tay nắm) làm bằng nhựa polyetyten tỷ trọng cao (HDPE), có đường kính ngoài từ 31 mm đến 35 mm, đường kính trong lớn hơn đường kính dây bám không quá 2 mm; chiều dài từ 150 mm đến 200 mm, được lồng và gắn cố định theo dây bám; bề mặt tay bám nhẵn không gây thương tích cho người sử dụng và có màu trắng; số lượng tay bám bè nhẹ kiểu thứ 1 là 10, bè nhẹ kiểu thứ 2 là 14.
2.1.2.4. Lòng bè nhẹ có lưới bằng sợi polyeste; đường kính sợi lưới không nhỏ hơn 6 mm và độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 3 000 N; diện tích một mắt lưới không lớn hơn 10 cm2.
2.1.2.5. Vật liệu phản quang: Bè nhẹ phải được gắn vật liệu phản quang tại điểm giữa của hai cạnh dài và ngắn. Chiều rộng của tấm phản quang không nhỏ hơn 100 mm và được gắn quanh tiết diện ngang thân bè nhẹ.
2.1.2.6. Mỗi bè nhẹ phải được trang bị một sợi dây polyeste có đường kính không nhỏ hơn 12 mm, chiều dài không nhỏ hơn 15 m và có độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 8000 N. Dây phải được cố định sao cho có thể dùng nó để nâng, hạ bè nhẹ
2.1.3. Độ bền màu vỏ bè nhẹ: Đạt tối thiểu cấp 4 sau 200 giờ chiếu sáng
2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và tình hình điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quy định tiêu chuẩn kỹ thuật bè nhẹ đưa vào dự trữ quốc gia."

Để xác định chất lượng bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia có thể sử dụng những phương pháp nào?

Các phương pháp thử dùng để xác định chất lượng bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cụ thể như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Bè nhẹ trước khi nhập kho (đưa vào) dự trữ quốc gia phải được kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật. Các đơn vị dự trữ quốc gia lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho theo các nội dung sau:
3.1. Kiểm tra ngoại quan
3.1.1. Lấy mẫu
Lấy ngẫu nhiên trong quá trình giao nhận và bảo quản để kiểm tra ngoại quan bè nhẹ tối thiểu là 2% nhưng không ít hơn 2 chiếc của lô hàng.
3.1.2. Nội dung kiểm tra
Theo quy định tại điểm 4.3.2.3, khoản 4.3, Mục 4 của Quy chuẩn này.
3.2. Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
3.2.1. Lấy mẫu
Đối với lô bè nhẹ của mỗi nhà sản xuất có số lượng không lớn hơn 500 chiếc thì khi giao nhận lấy ngẫu nhiên tối thiểu 01 chiếc bè nhẹ để kiểm tra. Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra lại một mẫu bất kỳ trong lô hàng. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị nhập hàng lập biên bản không chấp nhận lô hàng và yêu cầu nhà cung cấp thay thế lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.
3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật phải kiểm tra
Vật liệu nổi; vật liệu của vỏ bọc ngoài và tay bám; vật liệu và độ bền kéo đứt của dây bám, lưới đan lòng bè và dây nâng hạ bè nhẹ; độ bền màu vỏ bè theo quy định tại khoản 2.1, Mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.3. Phương pháp thử
3.2.3.1. Độ bền màu theo TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02:1993). Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
3.2.3.2. Độ bền kéo đứt đối với dây bám, lưới đan và sợi dây nâng, hạ bè nhẹ theo ASTM D 6775-13 Standard Test method for Breaking Strength and Elongation of Textile Webbing, tape anh Braided material (phương pháp thử độ bền kéo đứt và độ giãn dài của đai, dây làm bằng vật liệu dệt).
3.2.3.3. Phương pháp thử vật liệu nổi, vỏ bọc ngoài, dây bám, tay bám, lưới đan lòng bè và sợi dây nâng hạ bè nhẹ thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Tiêu chuẩn quốc gia;
- Tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
3.2.4. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm: Phòng thí nghiệm được chỉ định (nếu có) hoặc phòng thí nghiệm được công nhận (Vilas, Las)."

Như vậy, đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để xác định chất lượng của bè nhẹ trước khi đưa vào sử dụng.


Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác phòng chống cháy nổ đối với việc bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia khi nhập kho được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các yêu cầu về kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Để xác định chất lượng bè nhẹ có thể sử dụng những phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào