Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào theo quy định?
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số gồm những ai?
Theo khoản 4 Điều 1 Quyết định 1619/QĐ-TTg năm 2021 quy định về kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử như sau:
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 quy định các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
(1) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban về các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình.
Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao và đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban thống nhất quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được Chính phủ giao tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021.
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về theo dõi, đôn đốc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ban hành kèm theo Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020).
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về việc theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; chịu trách nhiệm tham mưu nội dung hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai phát triển thương mại điện tử, thương mại số và thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương.
- Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thúc đẩy phát triển đô thị thông minh.
- Ủy viên Ủy ban là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
(2) Trực tiếp chỉ đạo, lồng ghép các nội dung về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh trong các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý, chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc tổ chức thực hiện.
(3) Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam theo chỉ đạo của Chủ tịch và trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc cơ quan mình phụ trách cho ý kiến đúng hạn về các vấn đề này nếu được xin ý kiến.
(4) Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ủy ban, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp;
Trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản; cùng các Ủy viên Ủy ban xem xét, trao đổi, báo cáo Chủ tịch Ủy ban quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ủy ban; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban liên quan đến ngành, lĩnh vực cơ quan mình phụ trách.
(5) Cử cán bộ, chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia Tổ công tác giúp việc Ủy ban; tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tổ công tác giao. Kịp thời thay thế những cán bộ, chuyên gia không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác.
(6) Chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chi tiết theo từng tháng.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào hiện nay? (Hình từ Internet)
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sử dụng con dấu của ai?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 quy định chế độ làm việc và cơ chế phối hợp của Ủy ban như sau:
Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp
1. Các thành viên Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch Ủy ban, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình.
...
3. Các Ủy viên Ủy ban được quyền giao đơn vị đầu mối chủ trì, huy động các nguồn lực và đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị mình trong thực thi nhiệm vụ được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban giao; phối hợp với Tổ công tác trong thực hiện nhiệm vụ; báo cáo Chủ tịch Ủy ban về kết quả thực hiện.
...
Như vậy, các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Các Ủy viên Ủy ban được quyền giao đơn vị đầu mối chủ trì, huy động các nguồn lực và đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị mình trong thực thi nhiệm vụ được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban giao; phối hợp với Tổ công tác trong thực hiện nhiệm vụ; báo cáo Chủ tịch Ủy ban về kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?