Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?
Tổ chức tín dụng là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Đặc điểm của tổ chức tín dụng:
- Là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và liên tục mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
- Chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
+ Tỷ lệ khả năng chi trả;
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
+ Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;
+ Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
+ Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.”
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.
Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?
Căn cứ theo Điều 131 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về dự phòng rủi ro như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.
-Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
- Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, việc dự phòng rủi ro là bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ tại khoản 25 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể như sau:
- Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:
+ Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;
+ Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
+ Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
-Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.
- Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
+ Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
+ Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
+ Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
+ Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;
+ Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?