Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì? Căn cứ bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất như sau:
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm:
a) Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt;
b) Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân;
c) Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
2. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo.
3. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư này về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện.
Như vậy, các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm:
- Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt;
- Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân;
- Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì? Căn cứ bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì? (hình từ internet)
Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất có nội dung gì?
Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất như sau:
Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất:
a) Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
b) Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước;
c) Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
d) Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo;
đ) Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm;
e) Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
…
Như vậy, Nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất:
- Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
- Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước;
- Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
- Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính:
+ Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác);
+ Vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo;
- Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm;
- Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Căn cứ bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Theo Điều 39 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về bổ sung nhân tạo nước dưới đất như sau:
Bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu giải pháp và thực hiện việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình tích trữ nước kết hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất ở hải đảo, vùng khan hiếm nước và các khu vực quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 của Luật này.
2. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Như vậy, căn cứ bổ sung nhân tạo nước dưới đất là kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng,
+ Khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất;
+ Đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?