Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?

Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới? Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước là gì theo quy định hiện nay?

Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?

Tại Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
c) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;
d) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;
đ) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.
...

Như vậy, các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước:

- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;

- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.

Các trường hợp nào được khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?

Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới? (hình từ internet)

Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước là gì?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

- Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

- Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;

- Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

- Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.

Ai có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin của công dân?

Theo Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền cho phép khai thác, cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc theo phương thức quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cá nhân cư trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
...

Như vậy, thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh;

- Trưởng Công an cấp huyện;

- Trưởng Công an cấp xã.

Cơ sở dữ liệu căn cước Tải về trọn bộ các văn bản về Cơ sở dữ liệu căn cước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới nhất đúng không?
Pháp luật
Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước được xây dựng thế nào và quản lý tại đâu theo quy định của Luật Căn cước mới?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được thu thập từ giấy chứng nhận căn cước? Khai thác thông tin có cần sự đồng ý của công dân không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước và mẫu phiếu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước mới nhất?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia nào? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập từ nguồn nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước là tập hợp thông tin về căn cước của những người nào? Thiết bị lưu trữ Cơ sở dữ liệu căn cước phải đáp ứng được điều kiện gì?
Pháp luật
Thông tin sinh trắc học trong Cơ sở dữ liệu căn cước có bao gồm giọng nói không? Được thu thập từ đâu?
Pháp luật
Trạng thái của căn cước điện tử trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thể hiện dưới dạng nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước là gì? Cơ sở dữ liệu căn cước được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu căn cước
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
358 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu căn cước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu căn cước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào