Các tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia nào cần phải đánh giá chất lượng?
- Các tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia nào phải đánh giá chất lượng?
- Trình tự và nội dung đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia quy định như thế nào?
- Đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bằng phương pháp nào?
Các tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia nào phải đánh giá chất lượng?
Các tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải đánh giá được quy định ở khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BTNMT cụ thể:
Các loại tài liệu phải đánh giá
Tài liệu được đánh giá bao gồm tài liệu bản giấy (các loại sổ, các báo cáo, bảng biểu ghi kết quả số liệu thống kê tính toán, giản đồ, biểu đồ) và tài liệu dạng file số liệu, cụ thể:
1. Tài liệu hải văn:
a) Tài liệu quan trắc thủ công: sổ quan trắc, giản đồ tự ghi mực nước và các báo cáo;
b) Tài liệu quan trắc tự động: các báo cáo, file số liệu.
...
Theo đó, các tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm:
- Tài liệu quan trắc thủ công: sổ quan trắc, giản đồ tự ghi mực nước và các báo cáo;
- Tài liệu quan trắc tự động: các báo cáo, file số liệu.
Lưu ý: Tài liệu được đánh giá bao gồm tài liệu bản giấy (các loại sổ, các báo cáo, bảng biểu ghi kết quả số liệu thống kê tính toán, giản đồ, biểu đồ) và tài liệu dạng file số liệu.
Tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
(Hình từ Internet)
Trình tự và nội dung đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia quy định như thế nào?
Trình tự và nội dung đánh giá chất lượng tài liệu hải văn quy định ở Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTNMT như sau:
Nhận tài liệu
- Nhận tài liệu từ các đơn vị giao nộp;
- Kiểm tra khối lượng và phân loại tài liệu;
- Xác nhận kết quả tiếp nhận tài liệu.
Đánh giá chất lượng tài liệu
- Đánh giá chất lượng tài liệu được thực hiện theo tháng cho từng yếu tố quan trắc;
- Điểm đạt của tài liệu theo tháng là kết quả trung bình cộng các kết quả đánh giá của từng yếu tố quan trắc;
- Điểm đạt của tài liệu theo năm là kết quả trung bình cộng các kết quả đánh giá của các tháng trong năm.
- Nội dung đánh giá, điểm chuẩn và điểm trừ được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTNMT và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTNMT.
Cách tính điểm trừ
- Tổng số điểm trừ không vượt quá điểm chuẩn;
- Điểm trừ chỉ tính một lần khi đánh giá chất lượng tài liệu của một yếu tố quan trắc có sai sót do kết quả của việc tính toán từ những sai sót kéo theo (dây chuyền) mà kết quả cuối cùng của yếu tố đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chung của tài liệu;
- Khi điểm trừ lớn hơn hai phần ba điểm chuẩn của một trong những nội dung đánh giá (mục 2 và mục 3 tại bảng 1, bảng 3 và bảng 5, Phụ lục I; mục 1 và mục 2 tại bảng 2, bảng 4 và bảng 6, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) thì không đánh giá chất lượng tài liệu và chất lượng tài liệu được xếp loại kém.
Xếp loại chất lượng tài liệu
- Chất lượng tài liệu là giá trị “điểm đạt” và được xếp loại theo bảng như sau:
STT | Điểm đạt | Xếp loại |
1 | Đạt từ 85,0 đến 100 | Tốt |
2 | Đạt từ 70,0 đến dưới 85,0 | Khá |
3 | Đạt từ 50,0 đến dưới 70,0 | Trung bình |
4 | Đạt dưới 50,0 | Kém |
- Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước phải có bản nhận xét, đánh giá theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Giao nộp tài liệu đã được đánh giá, xếp loại
- Rà soát, thống kê tài liệu cần giao nộp;
- Giao nộp tài liệu về đơn vị thu nhận theo quy định;
- Xác nhận kết quả giao nộp tài liệu.
Đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bằng phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia quy định ở Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BTNMT như sau:
Phương pháp đánh giá tài liệu
Đánh giá chất lượng tài liệu bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn, điểm trừ và điểm đạt: ĐĐ = ĐC - ΣĐT
Như vậy, đánh giá chất lượng tài liệu hải văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn, điểm trừ và điểm đạt:
ĐĐ = ĐC - ΣĐT
*Lưu ý: Theo khoản 7,8 9 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BTNMT giải thích cụ thể:
Điểm chuẩn (ĐC): Là mức điểm cao nhất (được tính tổng 100 điểm) và được xác định trên từng hạng mục của nội dung đánh giá chất lượng tài liệu.
Điểm trừ (ĐT): là số điểm được quy định trừ cho các lỗi, xác định trên cơ sở các loại tài liệu và thông tin: sổ, biểu, báo cáo kết quả quan trắc; file số liệu; giản đồ tự ghi biến trình số liệu của các yếu tố quan trắc; biểu ghi kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm; các biên bản kiểm tra kỹ thuật.
Điểm đạt (ĐĐ): của tài liệu là hiệu số của điểm chuẩn và tổng điểm trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?