Các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương do ai đảm nhận? Có trách nhiệm như thế nào?
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương do ai đảm nhận? Có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng do Phó Chủ tịch nước đảm nhận, chịu trách nhiệm chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng nếu Chủ tịch Hội đồng đi vắng và ủy quyền, thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế và các quyết định về chủ trương công tác của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng do Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đảm nhận, chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
3. Một Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm nhận, chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phong trào thi đua trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
4. Một Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhận, chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động thuộc các thành phần kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Căn cứ trên quy định các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương bao gồm:
(1) Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng do Phó Chủ tịch nước đảm nhận.
Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chịu trách nhiệm chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng nếu Chủ tịch Hội đồng đi vắng và ủy quyền, thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế và các quyết định về chủ trương công tác của Hội đồng.
(2) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng do Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đảm nhận.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
(3) Một Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm nhận.
Phó Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phong trào thi đua trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
(4) Một Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhận.
Phó Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động thuộc các thành phần kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương là ai?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng
Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
Theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương do ai đảm nhận? Có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
1. Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp trong việc tham mưu đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi cả nước.
2. Định kỳ đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất với Đảng và Chính phủ đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn, tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về tổng kết lý luận và thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng.
3. Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đối với các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đề nghị Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu tỉnh Anh hùng, thành phố Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Như vậy, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương thực hiện nhiệm vụ theo theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?