Các nội dung thực hiện bảo vệ rừng đặc dụng là gì? Thực hiện nội dung bảo vệ rừng đặc dụng như thế nào?
Các nội dung thực hiện bảo vệ rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì thực hiện bảo vệ rừng theo các nội dung sau:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
Bảo vệ rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Quy định đối với bảo vệ hệ sinh thái rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng đặc dụng như sau:
- Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể:
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
Quy định đối với bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về bảo vệ thực vật, động vật rừng đặc dụng như sau:
- Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; theo đó Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
- Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
- Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
Quy định về thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng đặc dụng là gì?
Tại Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phòng, trừ sinh vật gây hại rừng đặc dụng như sau:
Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.
Bên cạnh đó thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?