Các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc phải ghi như thế nào?
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc có giá trị pháp lý như thế nào?
- Các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc phải ghi như thế nào?
- Cơ quan nào có quyền cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc và có trách nhiệm như thế nào?
- Ai có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc?
Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc có giá trị pháp lý như thế nào?
Tại Điều 28 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định cụ thể:
Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.
Theo đó, bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc có giá trị pháp lý như sau:
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.
Các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc phải ghi như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 27 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
1. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là việc cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.
2. Trường hợp mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp bản sao đã thay đổi, cơ quan đang quản lý sổ gốc sử dụng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người học.
3. Các nội dung ghi trong bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải chính xác so với sổ gốc.
Theo đó, các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc phải ghi chính xác so với sổ gốc.
Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc và có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 29 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Như vậy, cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc.
Việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Ai có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc?
Căn cứ theo Điều 30 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:
1. Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết.
Theo đó, những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ sổ gốc:
- Người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trong trường hợp người đó đã chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?