Các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng bao gồm những gì? Xác định khoảng cách giữa các mốc giới?
Các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng bao gồm những gì?
Các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng được quy định theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Các loại mốc giới
1. Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
2. Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
3. Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
4. Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
5. Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.
Như vậy, các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
Các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng (Hình từ Internet)
Xác định khoảng cách giữa các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng như thế nào?
Xác định khoảng cách giữa các mốc giới cắm ngoài thực địa trong quy hoạch xây dựng được quy định theo Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Khoảng cách các mốc giới cắm ngoài thực địa
Khoảng cách giữa các mốc giới từ 30 mét trở lên tùy thuộc vào địa hình địa mạo khu vực cắm mốc và phải đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ. Trường hợp Khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30 mét thì phải giải trình trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.
Như vậy, khoảng cách các mốc giới cắm ngoài thực địa từ 30 mét trở lên tùy thuộc vào địa hình địa mạo khu vực cắm mốc và phải đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ.
Trường hợp Khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30 mét thì phải giải trình trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.
Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng gồm những thành phần nào?
Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng gồm những thành phần được quy định theo Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng
Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng bao gồm:
1. Thuyết minh hồ sơ cắm mốc giới:
a) Căn cứ lập hồ sơ cắm mốc giới;
b) Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc giới;
c) Nội dung cắm mốc giới bao gồm: Các loại mốc giới cần cắm; số lượng mốc giới cần cắm; phương án định vị mốc giới; Khoảng cách các mốc giới; các mốc tham chiếu (nếu có).
d) Khái toán kinh phí triển khai cắm mốc;
e) Tổ chức thực hiện.
2. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn phạm vi cắm mốc giới trích từ đồ án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp.
b) Bản vẽ cắm mốc giới phải thể hiện vị trí, tọa độ, cao độ của các mốc giới cần cắm, trên nền bản đồ địa hình và tỷ lệ được quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Các văn bản pháp lý có liên quan.
4. Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới
5. Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập hồ sơ cắm mốc giới.
6. Đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh và bản vẽ.
Như vậy, hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng bao gồm:
- Thuyết minh hồ sơ cắm mốc giới:
+ Căn cứ lập hồ sơ cắm mốc giới;
+ Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc giới;
+ Nội dung cắm mốc giới bao gồm: Các loại mốc giới cần cắm; số lượng mốc giới cần cắm; phương án định vị mốc giới; Khoảng cách các mốc giới; các mốc tham chiếu (nếu có).
+ Khái toán kinh phí triển khai cắm mốc;
+ Tổ chức thực hiện.
- Thành phần bản vẽ:
+ Sơ đồ vị trí và giới hạn phạm vi cắm mốc giới trích từ đồ án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp.
+ Bản vẽ cắm mốc giới phải thể hiện vị trí, tọa độ, cao độ của các mốc giới cần cắm, trên nền bản đồ địa hình và tỷ lệ được quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BXD.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập hồ sơ cắm mốc giới.
- Đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh và bản vẽ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?