Các miếng đào gần cuống của sản phẩm quả hạch đóng hộp bị biến đổi màu nhẹ thì có bị xem là sản phẩm khuyết tật không?
Quả hạch đóng hộp là gì?
Định nghĩa về Quả hạch đóng hộp được quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10391:2014 (CODEX STAN 242:2003).
Quả hạch đóng hộp là sản phẩm được chế biến từ quả hạch tươi hoặc đông lạnh hoặc đã được đóng hộp trước đó, quả chín tự nhiên của các giống thương phẩm thuộc chi Prunus, có hạt hoặc không hạt và phù hợp với đặc tính của quả hạch thích hợp để làm thực phẩm.
Sản phẩm được đóng hộp có hoặc không có môi trường lỏng, đường và/hoặc chất tạo ngọt carbohydrat khác như mật ong và các thành phần cho phép khác và được chế biến nhiệt, theo cách thức phù hợp, trước hoặc sau khi ghép kín hộp, sao cho tránh bị hư hỏng.
Các loài quả có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm quả hạch đóng hộp gồm:
(1) Quả mơ: Prunus armeniaca L.
(2) Quả đào: Prunus persica L.
(3) Quả mận
- Mận cơm: Prunus cerasifera Ehrb.
- Mận chua: Prunus domestica L.
- Mận tím: Prunus insititia L
- Mận xanh: Prunus italica L.
(4) Quả anh đào
- Anh đào ngọt Prunus avium L. (bao gồm cả anh đào Bigarreaux);
- Anh đào chua Prunus cerasus L., var. austera L. (bao gồm cả anh đào Griotte).
Các miếng đào gần cuống của sản phẩm quả hạch đóng hộp bị biến đổi màu nhẹ thì có bị xem là sản phẩm khuyết tật không? (Hình từ Internet)
Các miếng đào gần cuống của sản phẩm quả hạch đóng hộp bị biến đổi màu nhẹ thì có bị xem là sản phẩm khuyết tật không?
Chỉ tiêu chất lượng khác của quả hạch đóng hộp được quy định tại tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10391:2014 (CODEX STAN 242:2003) về Quả hạch đóng hộp như sau:
Chỉ tiêu chất lượng
Quả hạch đóng hộp phải có màu sắc, hương vị và trạng thái đặc trưng của sản phẩm. Sản phẩm về cơ bản không có hạt hoặc miếng vỡ của hạt với đường kính lớn hơn 2 mm, trừ trường hợp sản phẩm chưa tách hạt.
3.2.1. Chỉ tiêu chất lượng khác
3.2.1.1. Màu sắc
Sản phẩm phải có màu đặc trưng cho giống quả đóng hộp, trừ mận đóng hộp hoặc anh đào đóng hộp có màu nhân tạo. Quả hạch đóng hộp chứa các thành phần đặc biệt cần được xem xét đến màu đặc trưng, không cho phép có sự biến đổi màu bất thường đối với thành phần tương ứng được sử dụng.
Các miếng đào gần cuống sau khi đóng hộp có thể bị biến đổi màu nhẹ vẫn được coi là màu đặc trưng thông thường.
3.2.1.2. Hương vị
Sản phẩm phải có hương vị thông thường, không có hương vị lạ. Sản phẩm có các thành phần đặc biệt cần có hương vị đặc trưng của thành phần đóng hộp và các chất khác được sử dụng.
3.2.1.3. Trạng thái
Quả đóng hộp cần có trạng thái đồng đều của thịt quả và độ mềm có thể khác nhau nhưng không bị xốp cũng như không quá cứng.
...
Theo tiêu chuẩn hiện nay thì các miếng đào gần cuống sau khi đóng hộp có thể bị biến đổi màu nhẹ vẫn được coi là màu đặc trưng thông thường, sản phẩm sản không bị xem là khuyết tật trong trường hợp này.
Sản phẩm quả hạch đóng hộp khuyết tật là những sản phẩm như thế nào?
Theo tiêu chuẩn hiện nay thì sản phẩm quả hạch đóng hộp khuyết tật là những sản phẩm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại tiết 3.2.1.5 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10391:2014 (CODEX STAN 242:2003) về Quả hạch đóng hộp, cụ thể như sau:
(1) Hư hỏng: có nghĩa là bề mặt quả bị mất màu, các vết đốm lan rộng do tác động cơ học, bệnh lý, côn trùng hoặc các yếu tố khác tương phản với màu thịt quả và có thể thẩm thấu vào thịt quả. Ví dụ: quả bị thâm, bị bệnh vẩy nén và biến đổi thành màu đen.
(2) Dập nát hoặc nứt: chỉ được coi là khuyết tật đối với quả đóng hộp dạng nguyên quả hoặc dạng cắt đôi trong môi trường đóng gói dạng lỏng; có nghĩa là phần bị dập nát đã mất đi hình dạng thông thường (không phải do chín) hoặc đã bị tách rời thành các phần xác định.
Phần nửa bị nứt từ gờ đến đầu cuống hoặc mơ nguyên quả bị nứt dọc theo đường ráp nối sẽ không bị coi là vỡ.
Tất cả các phần nhỏ gộp lại có kích cỡ bằng với kích cỡ của miếng to được coi là một đơn vị cho phép chấp nhận. Trong trường hợp quả mận và quả anh đào bị hư hỏng không ảnh hưởng nhiều đến hình thức bên ngoài của sản phẩm.
(3) Tạp chất ngoại lai vô hại: nghĩa là bất kỳ tạp chất thực vật nào (như lá hoặc các phần của lá hoặc cuống) vô hại và làm giảm đến hình thức bên ngoài của sản phẩm.
(4) Vỏ: được coi là khuyết tật, trừ quả “chưa bỏ vỏ”; có nghĩa là vỏ bám chặt vào thịt quả hoặc bị rơi ra trong bao bì.
(5) Hạt (hoặc hột): được coi là khuyết tật đối với tất cả các loại, trừ quả nguyên; có nghĩa hạt và các miếng nguyên bị cứng và sắc nhọn.
(6) Nứt vỡ (anh đào và mận): bất kỳ vết nứt nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm.
(7) Vết cắt: chỉ được coi là khuyết tật khi áp dụng đối với dạng đóng hộp nguyên quả và dạng cắt đôi trong môi trường đóng gói dạng lỏng.
Vết cắt không được quá rộng và tạo lỗ khoét (cũng do vết cắt cơ học hoặc do các yếu tố khác) trên bề mặt của quả ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?