Các loại hình giáo dục chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác được pháp luật quy định ra sao? Trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục khác quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về các loại hình giáo dục hiện nay. Cho nên tôi muốn biết loại hình giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được pháp luật quy định ra sao? Trường chuyên, trường năng khiếu là như thế nào? Trường, lớp dành cho người khuyết tật quy định ra sao? Trường giáo dưỡng và Cơ sở giáo dục khác quy định như thế nào?

Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ, Điều 61 Luật Giáo dục 2019 quy định về trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học như sau:

- Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.

Như vậy nhà nước thành lập trường phổ thông ân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học sẽ dành cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

Giáo dục chuyên biệt

Giáo dục chuyên biệt 

Trường chuyên, trường năng khiếu là như thế nào?

Căn cứ Điều 62 Luật Giáo dục 2019 quy định về trường chuyên, trường năng khiếu như sau:

- Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.

- Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chương trình giáo dục nâng cao, quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên, trường năng khiếu.

Như vậy trường chuyên được lập ra để dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này theo quy định pháp luật.

Trường, lớp dành cho người khuyết tật quy định ra sao? 

Căn cứ Điều 63 Luật Giáo dục 2019 quy định về trường, lớp dành cho người khuyết tật như sau:

- Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa nhập cộng đồng.

- Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.

Như vậy nhà nước luôn có sự ưu ái dành cho người có khiếm khuyết trên bản thân do đó việc khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp nhằm giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa nhập cộng đồng.

Trường giáo dưỡng và Cơ sở giáo dục khác quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 64 Luật Giáo dục 2019 quy định về trường giáo dưỡng như sau:

“1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.”

Căn cứ Điều 65 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục khác như sau:

“1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.”

Như vậy thấy được rằng trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được quy định cụ thể ở Điều trên theo đúng quy định hiện hành.

Cơ sở giáo dục Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở giáo dục
Giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục
Pháp luật
Giáo dục là gì? Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đúng không?
Pháp luật
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì? Tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo lộ trình như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục là gì? Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định?
Pháp luật
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là ngôn ngữ nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Pháp luật
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao?
Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục? Hiệu trưởng là vị trí nào trong các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Pháp luật
Các cơ sở giáo dục phải công khai các thông tin chung gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục
7,255 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào