Các khu vực nào có để được xét làm rừng đặc dụng? Trình tự để thành lập rừng đặc đụng thực hiện ra sao?
Các khu vực nào có để được xét làm rừng đặc dụng?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định có 7 khu vực có thể xét làm rừng đặc dụng đi kèm với các tiêu chí cụ thể như sau:
"Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;
b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
6. Vườn thực vật quốc gia
Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.
7. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
b) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha."
Theo đó 7 khu vực có thể được xét làm rừng đặc dụng gồm:
- Vườn quốc gia
- Khu dự trữ thiên nhiên
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
- Khu bảo vệ cảnh quan
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
- Vườn thực vật quốc gia
- Rừng giống quốc gia
Các khu vực nào có để được xét làm rừng đặc dụng? Trình tự để thành lập rừng đặc đụng thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Thành lập rừng đặc dụng theo các nguyên tắc gì?
Về nguyên tắc thành lập rừng đặc dụng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia đồng thời không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2010/NĐ-CP là:
"Điều 8. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia
1. Trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:
...
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này."
- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định.
Trình tự thành lập rừng đặc dụng được thực hiện như thế nào?
Về trình tự thành lập rừng đặc dụng được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
...
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
5. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?