Các khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do cơ quan nào lưu giữ?
Khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do cơ quan nào quản lý?
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 44/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc nhà nước do các cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan được giao quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý.
...
Theo đó, toàn bộ khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc nhà nước do các cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
- Sở Tài chính (nơi cơ quan được giao quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (Hình từ Internet)
Quá trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không sẽ phát sinh những chi phí nào?
Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 44/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
...
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá;
d) Chi phí tổ chức bán;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
...
Theo đó, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gồm:
- Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
- Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ;
- Chi phí định giá và thẩm định giá;
- Chi phí tổ chức bán;
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 44/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
...
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng hàng không có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả. Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng hàng không (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
b) Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;
c) Hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
...
Theo đó, cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng hàng không có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản.
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không bao gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng hàng không (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
- Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?