Các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào? Các khoản chi phúc lợi không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm?

Cho tôi hỏi, các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào? Chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ khi tính thuế cần đáp ứng điều kiện gì? Các khoản chi phúc lợi không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm? Câu hỏi của anh L (Tiền Giang).

Các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào?

Căn cứ theo quy định tại đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC thì các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động (nhân viên) bao gồm:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;

- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động)

- Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Lưu ý: Tổng số chi phí có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Theo đó, việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định như sau:

01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm : 12 tháng

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định như sau:

01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm : Số tháng thực tế hoạt động trong năm

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào? Các khoản chi phúc lợi không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm?

Các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)

Chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ khi tính thuế cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi mà pháp luật quy định là không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định để khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì tổng số chi phí có tính chất phúc lợi chi nhân viên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên, chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần các điều kiện sau:

- Tổng chi phí phúc lợi cho nhân viên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp như:

+ Nếu đi du lịch thì có: hóa đơn tiền phòng, ăn uống, đi lại của công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, bảng danh sách người lao động tham gia,...;

+ Nếu cử nhân viên đi học, đào tạo thì có: hóa đơn tiền học phí;

+ Nếu khám chữa bệnh cho nhân viên thì có: hóa đơn tiền viện phí, hồ sơ bệnh án ...

- Có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các khoản chi phúc lợi không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm?

Doanh nghiệp khi kê khai thuế căn cứ điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

+ Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

+ Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi Bảo hiểm y tế có xác nhận cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do doanh nghiệp trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

- Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Thuế thu nhập doanh nghiệp Tải về trọn bộ các văn bản Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thế nào?
Pháp luật
Chúc mừng sinh nhật khách hàng bằng tiếng Việt, tiếng Anh thế nào cho hay, trang trọng, ngắn gọn?
Pháp luật
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới nhất? Toàn văn dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Chi tiền lương có phải là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản tiền thưởng cho người lao động có được đưa vào chi phí được trừ hay không?
Pháp luật
Dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Mẫu Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo Thông tư 80?
Pháp luật
Giá bán chứng khoán để tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán xác định như thế nào?
Pháp luật
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài như thế nào?
Pháp luật
Doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
26,300 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào