Các hình thức vay của chính quyền địa phương là các hình thức nào? Điều kiện vay của chính quyền địa phương là gì?
Các hình thức vay của chính quyền địa phương là các hình thức nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về hình thức vay của chính quyền địa phương như sau:
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương
1. Hình thức vay của chính quyền địa phương:
a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;
b) Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;
c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
...
Hình thức vay của chính quyền địa phương gồm:
- Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định 93/2018/NĐ-CP;
- Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công 2017, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định 93/2018/NĐ-CP;
- Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
Các hình thức vay của chính quyền địa phương là các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện vay của chính quyền địa phương là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương
...
2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Dẫn chiếu đến Điều 52 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về điều kiện vay của chính quyền địa phương như sau:
- Vay trong nước để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công 2019;
+ Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu, Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu;
+ Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017.
Bên cạnh đó thì điều kiện vay của chính quyền địa phương còn được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Việc vay của chính quyền địa phương phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý nợ của chính quyền địa phương
1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương.
2. Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các nguyên tắc sau:
a) Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay hàng năm tối đa trong phạm vi trần do cấp có thẩm quyền thông báo (nếu có) và trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ) và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với một số địa phương theo quy định tại Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;
c) Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng Đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
đ) Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài.
2. Chính quyền địa phương không được bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.
3. Phải ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 11 va Điều 12 Nghị định này.
4. Nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán, kế toán, bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch trong quản lý nợ và gắn với trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc quản lý nợ chính quyền địa phương.
Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Quản lý nợ công 2017 và các nguyên tắc sau:
- Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay hàng năm tối đa trong phạm vi trần do cấp có thẩm quyền thông báo (nếu có) và trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với một số địa phương theo quy định tại Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước 2015;
- Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;
- Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng Đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP;
- Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?