Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khi tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được cơ quan nào cấp giấy chứng nhận?
Tài sản nào của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản quy định ở Điều 2 Quy chế thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 cụ thể:
Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản gồm:
1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo.
2. Máy móc, thiết bị.
3. Các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.
Đối với tài sản là trang thiết bị, vật kiến trúc gắn liền với trụ sở, kho tàng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gắn liền với công trình, nằm trong giá trị công trình thì chỉ thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho giá trị công trình đó.
Đối với các tài sản, thiết bị, hàng hóa nằm trong công trình nhưng không nằm trong giá trị công trình, có theo dõi danh mục trên sổ sách kế toán, hạch toán được giá trị tài sản, hàng hóa thì có thể mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc riêng cho giá trị công trình và tài sản, hàng hóa hoặc gộp chung tùy theo thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo tiết kiệm phí và phù hợp với thực tế.
Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản gồm:
- Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo.
- Máy móc, thiết bị.
- Các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.
Đối với tài sản là trang thiết bị, vật kiến trúc gắn liền với trụ sở, kho tàng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gắn liền với công trình, nằm trong giá trị công trình thì chỉ thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho giá trị công trình đó.
Đối với các tài sản, thiết bị, hàng hóa nằm trong công trình nhưng không nằm trong giá trị công trình, có theo dõi danh mục trên sổ sách kế toán, hạch toán được giá trị tài sản, hàng hóa thì có thể mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc riêng cho giá trị công trình và tài sản, hàng hóa hoặc gộp chung tùy theo thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo tiết kiệm phí và phù hợp với thực tế.
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
(Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khi tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải được cơ quan cấp giấy chứng nhận được quy định ở Điều 3 Quy chế thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 cụ thể:
Điều kiện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khi tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy hoặc có biên bản kết luận đơn vị đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy hoặc có biên bản kết luận đơn vị đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính là gì?
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính quy định Điều 4 Quy chế thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 như sau:
Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Số tiền bảo hiểm là giá trị thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được tính theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và đơn vị mua bảo hiểm thỏa thuận hoặc là giá trị tính thành tiền theo khai báo của đơn vị mua bảo hiểm (đối với trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa). Giá trị thay thế mới tài sản được hiểu là việc thay thế một tài sản mới tương tự cùng loại, không có chất lượng tốt hơn tài sản tham gia bảo hiểm.
Như vậy, số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính là giá trị thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?