Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào? Chi phí thiết lập được quy định như nào?

Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào? Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Những báo hiệu đường thủy nội địa nào phải thỏa thuận trước khi thiết lập?

Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào?

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
...
2. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:
a) Luồng đường thủy nội địa;
b) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
c) Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;
d) Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;
đ) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
e) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
g) Vật chướng ngại;
h) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);
i) Công trình khác.
...

Theo đó, các công trình trên đường thủy nội địa được quy định bên trên phải thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa.

Ngoài ra, các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

- Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

- Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;

- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào?(Hình ảnh tử Internet)

Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;

- Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;

- Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;

- Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

Những báo hiệu đường thủy nội địa nào phải thỏa thuận trước khi thiết lập?

Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
1. Báo hiệu sau đây phải thỏa thuận trước khi thiết lập
a) Báo hiệu luồng chuyên dùng;
b) Báo hiệu công trình quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 và quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này.
...

Theo đó, những báo hiệu đường thủy nội địa phải thỏa thuận trước khi thiết lập là:

- Báo hiệu luồng chuyên dùng;

- Báo hiệu công trình:

+ Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;

+ Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;

+ Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

+ Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

+ Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

+ Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;

+ Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Pháp luật
Có hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong trường hợp đang có hoạt động thể thao trên đường thủy nội địa không?
Pháp luật
Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào? Chi phí thiết lập được quy định như nào?
Pháp luật
Tìm kiếm đường thủy nội địa là gì? Hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì? Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý bao nhiêu bước?
Pháp luật
Có các khoản phí, lệ phí nào trong lĩnh vực đường thủy nội địa? Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng là bao nhiêu?
Pháp luật
Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện phải đảm bảo các tiêu chí gì?
Pháp luật
Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí nào?
Pháp luật
Khi quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì cơ quan, đơn vị có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Pháp luật
Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện theo phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thủy nội địa
470 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào