Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
- Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện như thế nào?
- Hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung nào?
- Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?
Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện như thế nào?
Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện được quy định tại Điều 10 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
...
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao? (Hình từ internet)
Hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung nào?
Hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giời thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trao đổi, cung cấp thông tin.
2. Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.
3. Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.
4. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.
5. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giời thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung như sau:
- Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.
- Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.
- Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm được quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp
1. Khi cơ quan hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của Luật Hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm: Bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phối hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó và hỗ trợ các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được phân công;
b) Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm: Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan; tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan;
- Tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
Cơ quan nào có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?
Cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Điều 16 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.
3. Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
4. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?