Các chứng từ kế toán ngân hàng được nhận trong thời gian nào? Thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán tại ngân hàng do ai quyết định?
Các chứng từ kế toán ngân hàng được nhận trong thời gian nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN quy định về luân chuyển chứng từ như sau:
Luân chuyển chứng từ
1. Các ngân hàng phải có quy định và thông báo cho khách hàng biết về thời gian giao dịch với khách hàng, nhận chứng từ trong ngày làm việc của ngân hàng. Tất cả các chứng từ kế toán nhận được trong giờ giao dịch, ngân hàng phải xử lý hạch toán hết trong ngày (trừ trường hợp sự cố kỹ thuật hoặc lý do khách quan khác). Trường hợp đặc biệt có nhận chứng từ sau giờ giao dịch thì được xử lý hạch toán vào ngày làm việc tiếp theo.
...
Theo quy định trên, các ngân hàng phải có quy định và thông báo cho khách hàng biết về thời gian giao dịch với khách hàng, nhận chứng từ trong ngày làm việc của ngân hàng.
Tất cả các chứng từ kế toán nhận được trong giờ giao dịch, ngân hàng phải xử lý hạch toán hết trong ngày (trừ trường hợp sự cố kỹ thuật hoặc lý do khách quan khác).
Trường hợp đặc biệt có nhận chứng từ sau giờ giao dịch thì được xử lý hạch toán vào ngày làm việc tiếp theo.
Chứng từ kế toán ngân hàng (Hình từ Internet)
Thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán tại ngân hàng do ai quyết định?
Theo khoản 2 Điều 10 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN quy định về luân chuyển chứng từ như sau:
Luân chuyển chứng từ
...
2. Thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán tại ngân hàng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng quy định nhưng phải thực hiện đầy đủ các bước: tiếp nhận chứng từ của khách hàng hoặc lập chứng từ (nếu là nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng); kiểm soát chứng từ; thực hiện thu, chi tiền mặt, xuất, nhập tài sản, hạch toán và thanh toán theo các quy định cụ thể cho từng nghiệp vụ; tổng hợp các chứng từ phát sinh trong ngày; sắp xếp, đóng, bảo quản và lưu trữ.
...
Theo đó, thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán tại ngân hàng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng quy định. Tuy nhiên phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
+ Tiếp nhận chứng từ của khách hàng hoặc lập chứng từ (nếu là nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng).
+ Kiểm soát chứng từ; thực hiện thu, chi tiền mặt, xuất, nhập tài sản, hạch toán và thanh toán theo các quy định cụ thể cho từng nghiệp vụ.
+ Tổng hợp các chứng từ phát sinh trong ngày; sắp xếp, đóng, bảo quản và lưu trữ.
Khi tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN quy định về luân chuyển chứng từ như sau:
Luân chuyển chứng từ
...
3. Khi tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo nguyên tắc:
a. Đối với chứng từ liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền mặt: nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền mới ghi sổ kế toán; nếu là chứng từ lĩnh tiền mặt thì ngân hàng phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chi trả tiền.
b. Đối với các chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) thì chỉ ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng khi tài khoản của người trả tiền có đủ khả năng thanh toán (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
c. Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị ngân hàng do ngân hàng tự tổ chức luân chuyển, không luân chuyển qua tay khách hàng. Chứng từ thanh toán ra khác ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán bù trừ… thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các ngân hàng có liên quan.
Như vậy, khi tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
+ Đối với chứng từ liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền mặt: Nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền mới ghi sổ kế toán.
Nếu là chứng từ lĩnh tiền mặt thì ngân hàng phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chi trả tiền.
+ Đối với các chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) thì chỉ ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng khi tài khoản của người trả tiền có đủ khả năng thanh toán (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
+ Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị ngân hàng do ngân hàng tự tổ chức luân chuyển, không luân chuyển qua tay khách hàng.
Chứng từ thanh toán ra khác ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán bù trừ… thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các ngân hàng có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?