Các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân? Người có chức danh tư pháp có thuộc đối tượng bảo vệ tại Tòa án?
Các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ vào Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Các chức danh tư pháp trong Tòa án gồm có:
a) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
b) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
c) Thẩm phán Tòa án nhân dân;
d) Thẩm tra viên Tòa án;
đ) Thư ký Tòa án.
2. Công chức khác, quân nhân khác, viên chức và người lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân gồm có:
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Thẩm phán Tòa án nhân dân;
- Thẩm tra viên Tòa án;
- Thư ký Tòa án.
Các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân? Người có chức danh tư pháp có thuộc đối tượng bảo vệ tại Tòa án? (Hình từ Internet)
Người có chức danh tư pháp có thuộc đối tượng bảo vệ tại Tòa án nhân dân không?
Đối tượng bảo vệ tại Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 140 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
Bảo vệ Tòa án
1. Đối tượng bảo vệ tại Tòa án bao gồm:
a) Trụ sở các Tòa án;
b) Các phiên tòa, phiên họp xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc;
d) Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác.
2. Việc bảo vệ các đối tượng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh, trật tự, văn minh, sự tôn nghiêm của Tòa án.
3. Trụ sở Tòa án nhân dân được bố trí lực lượng bảo vệ theo quy định của pháp luật. Kinh phí và điều kiện bảo đảm hoạt động của lực lượng bảo vệ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Phiên tòa xét xử các vụ án hình sự được lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân bảo vệ. Phiên tòa, phiên họp xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc khác mà các vụ án, vụ việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì Tòa án yêu cầu lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ.
5. Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác được lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo yêu cầu của Tòa án.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác của Tòa án nhân dân là một trong những đối tượng được bảo vệ tại Tòa án.
Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác được lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo yêu cầu của Tòa án.
Căn cứ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 146 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án
1. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này.
2. Tổng biên chế của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
4. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án quân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng Thẩm phán được giao, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân;
b) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
6. Việc phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án; quy mô dân số, diện tích tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội; tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo đó, căn cứ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:
- Vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án;
- Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền của Tòa án.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án? Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường trung học đạt kiểm định chất lượng giáo dục năm 2025 thực hiện ra sao?
- Số lượng xã sau sáp nhập tỉnh 2025 giảm 70 đến 75% số lượng hiện nay theo Tờ trình 624? Tiêu chuẩn xã sau sáp nhập?
- Thơ 4 chữ là thể loại gì? Cách gieo vần thơ 4 chữ? Tác dụng của thể thơ 4 chữ? Biết làm thơ 4 chữ hoặc 5 chữ là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia năm 2025 theo Nghị định 125 ra sao?