Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được phân hạng như thế nào?
- Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được phân hạng như thế nào?
- Việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thì được xếp lương như thế nào?
Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được phân hạng như thế nào?
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn
1. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II Mã số: V.06.04.10
2. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III Mã số: V.06.04.11
3. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV Mã số: V.06.04.12
Theo đó, mã số và phân hạng các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn như sau:
- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II Mã số: V.06.04.10
- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III Mã số: V.06.04.11
- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV Mã số: V.06.04.12
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ viên chức đang đảm nhận.
2. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn theo quy định tại Chương I và Chương II của Thông tư liên tịch này.
3. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo đó, công tác bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ viên chức đang đảm nhận.
- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn theo quy định tại Chương I và Chương II Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV.
- Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thì được xếp lương như thế nào?
Cách xếp lương đối với viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát khí tượng thủy văn được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Cách xếp lương
...
2. Xếp lương khi viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc, hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, như sau:
a) Trường hợp viên chức có trình độ tiến sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 3/9, hệ số lương 3,00 của viên chức loại A1.
b) Trường hợp viên chức có trình độ thạc sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 2/9, hệ số lương 2,67 của viên chức loại A1.
c) Trường hợp viên chức có trình độ đại học khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 1/9, hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1.
d) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV (mã số V.06.04.12) thì xếp bậc 2/12, hệ số lương 2,06 của viên chức loại B.
đ) Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV (mã số V.06.04.12) thì xếp bậc 1/12, hệ số lương 1,86 của viên chức loại B.
...
Theo đó, sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc, hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, như sau:
- Trường hợp viên chức có trình độ tiến sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 3/9, hệ số lương 3,00 của viên chức loại A1.
- Trường hợp viên chức có trình độ thạc sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 2/9, hệ số lương 2,67 của viên chức loại A1.
- Trường hợp viên chức có trình độ đại học khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 (mã số V.06.04.11) thì xếp bậc 1/9, hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1.
- Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 4 (mã số V.06.04.12) thì xếp bậc 2/12, hệ số lương 2,06 của viên chức loại B.
- Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 4 (mã số V.06.04.12) thì xếp bậc 1/12, hệ số lương 1,86 của viên chức loại B.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?