Các bước tiến hành thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O bao gồm những gì? Người bệnh có phải được theo dõi hay không?

Cho hỏi các bước tiến hành thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O bao gồm những gì? Bên cạnh đó sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O thì người bệnh có phải được theo dõi hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh Niên đến từ Tiền Giang.

Các bước tiến hành thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O bao gồm những gì?

Nắn chỉnh hình tật chân chữ O là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỦ THUẬT
1. Người bệnh
Chúng tôi không mô tả bó bột chuẩn bị, phần này xem bài Bột Đùi-cẳng - bàn chân. Ở đây chúng tôi chỉ mô tả từ khi thực sự nắn chỉnh trở đi.
- Người bệnh nằm ngửa để gây mê, khi thuốc mê đã có hiệu lực, đặt người bệnh nằm nghiêng về phía chân định nắn. Vai người bệnh ở tư thế nửa nghiêng, nửa sấp cho trẻ được nằm trong tư thế vững để nắn.
- Cởi bỏ quần bên định nắn (nếu nắn chỉnh cả 2 chân thì cởi bỏ hoàn toàn quần). Vệ sinh chân trẻ sạch sẽ.
2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Kê chân bệnh nhi lên độn gỗ, độn gỗ đặt vào vị trí định nắn ở mặt ngoài cẳng chân (thường nắn vào vị trí cong nhất của chân (thường thì vị trí này rơi vào chính giữa cẳng chân hoặc chỗ nối của 1/3 giữa và 1/3 trên cẳng chân). Nghĩa là, muốn nắn cho xương gẫy ở chỗ nào thì kê độn gỗ ở chỗ đó.
- Bước 2: nắn. Người nắn chính đứng bên chân định nắn, đứng trên bục cao một chút để có lực hơn, 1 tay nắm vào mặt trong đầu trên cẳng chân, 1 tay nắm vào mặt trong đầu dưới cẳng chân, dùng độn gỗ kê ở dưới, ép mạnh xuống nhằm bẻ gẫy 2 xương cẳng chân. Động tác nắn gẫy xương nên dứt khoát, vì màng xương ở trẻ em rất dầy nên không lo xương gẫy bị di lệch nhiều, thường chỉ tạo gẫy kiểu cành tươi mà thôi. Chú ý không đặt 2 tay ra quá vùng khớp, vì có thể nắn xương thì không gẫy mà lại gây tổn thương dây chằng và bao khớp của trẻ như đã nói ở phần trên. Nếu nắn mà cảm thấy xương cứng khó gẫy thì dừng lại, không nắn bằng được, nếu cố nắn có thể gây tổn thương đáng tiếc cho xương và phần mềm. Trường hợp này có thể chuyển điều trị phẫu thuật sau.
- Bước 3: bó bột. Sau khi 2 xương cẳng chân đã được nắn gẫy, lật người bệnh nằm ngửa để bó bột Đùi - cẳng - bàn chân rạch dọc. Nếu nắn 2 chân một lần, việc nắn và bó bột chân còn lại tương tự như nắn chân thứ nhất vừa mô tả (ở các viện hoặc trung tâm lớn, thường nắn chỉnh đồng thời cả 2 chân, với các cơ sở tuyến dưới nên nắn chỉnh từng chân một). Chụp kiểm tra sau khi bó bột (phim kiểm tra thường thấy xương mác bị bẻ cong ra ngoài nhiều hơn, rõ hơn xương chày). Sau 7-10 ngày, thay bột tròn, nếu cần thì sửa góc thêm, chủ yếu sửa góc dựa vào quan sát trực tiếp trục của chân trên lâm sàng là chính, phim chỉ có tác dụng tham khảo. Thời gian bất động cả thảy từ 5-7 tuần (tùy theo tuổi bệnh nhi).
...

Theo đó, các bước tiến hành thủ thuật sẽ thực hiện như sau:

- Người bệnh

Chúng tôi không mô tả bó bột chuẩn bị, phần này xem bài Bột Đùi-cẳng - bàn chân.

Ở đây chúng tôi chỉ mô tả từ khi thực sự nắn chỉnh trở đi.

+ Người bệnh nằm ngửa để gây mê, khi thuốc mê đã có hiệu lực, đặt người bệnh nằm nghiêng về phía chân định nắn.

Vai người bệnh ở tư thế nửa nghiêng, nửa sấp cho trẻ được nằm trong tư thế vững để nắn.

+ Cởi bỏ quần bên định nắn (nếu nắn chỉnh cả 2 chân thì cởi bỏ hoàn toàn quần). Vệ sinh chân trẻ sạch sẽ.

- Các bước tiến hành

+ Bước 1: Kê chân bệnh nhi lên độn gỗ, độn gỗ đặt vào vị trí định nắn ở mặt ngoài cẳng chân (thường nắn vào vị trí cong nhất của chân (thường thì vị trí này rơi vào chính giữa cẳng chân hoặc chỗ nối của 1/3 giữa và 1/3 trên cẳng chân).

Nghĩa là, muốn nắn cho xương gẫy ở chỗ nào thì kê độn gỗ ở chỗ đó.

+ Bước 2: nắn. Người nắn chính đứng bên chân định nắn, đứng trên bục cao một chút để có lực hơn, 1 tay nắm vào mặt trong đầu trên cẳng chân, 1 tay nắm vào mặt trong đầu dưới cẳng chân, dùng độn gỗ kê ở dưới, ép mạnh xuống nhằm bẻ gẫy 2 xương cẳng chân.

Động tác nắn gẫy xương nên dứt khoát, vì màng xương ở trẻ em rất dầy nên không lo xương gẫy bị di lệch nhiều, thường chỉ tạo gẫy kiểu cành tươi mà thôi.

Chú ý không đặt 2 tay ra quá vùng khớp, vì có thể nắn xương thì không gẫy mà lại gây tổn thương dây chằng và bao khớp của trẻ như đã nói ở phần trên.

Nếu nắn mà cảm thấy xương cứng khó gẫy thì dừng lại, không nắn bằng được, nếu cố nắn có thể gây tổn thương đáng tiếc cho xương và phần mềm. Trường hợp này có thể chuyển điều trị phẫu thuật sau.

+ Bước 3: bó bột. Sau khi 2 xương cẳng chân đã được nắn gẫy, lật người bệnh nằm ngửa để bó bột Đùi - cẳng - bàn chân rạch dọc.

Nếu nắn 2 chân một lần, việc nắn và bó bột chân còn lại tương tự như nắn chân thứ nhất vừa mô tả (ở các viện hoặc trung tâm lớn, thường nắn chỉnh đồng thời cả 2 chân, với các cơ sở tuyến dưới nên nắn chỉnh từng chân một).

Chụp kiểm tra sau khi bó bột (phim kiểm tra thường thấy xương mác bị bẻ cong ra ngoài nhiều hơn, rõ hơn xương chày).

Sau 7-10 ngày, thay bột tròn, nếu cần thì sửa góc thêm, chủ yếu sửa góc dựa vào quan sát trực tiếp trục của chân trên lâm sàng là chính, phim chỉ có tác dụng tham khảo.

Thời gian bất động cả thảy từ 5-7 tuần (tùy theo tuổi bệnh nhi).

Như vậy, có thể thấy rằng các bước tiến hành thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O thực hiện theo từng bước cụ thể như trên.

Thủ thuật nắn chỉnh hình

Thủ thuật nắn chỉnh hình (Hình từ Internet)

Sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O thì người bệnh có phải được theo dõi hay không?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
...
VI. THEO DÕI
Nên theo dõi nội trú, nhất là trường hợp nắn chỉnh 2 chân đồng thời, vì trẻ rất đau, quấy khóc nhiều.
...

Theo đó, sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O thì người bệnh cần phải được nên theo dõi nội trú, nhất là trường hợp nắn chỉnh 2 chân đồng thời, vì trẻ rất đau, quấy khóc nhiều.

Như vậy, có thể thấy rằng sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O người bệnh vẫn rất cần thiết theo dõi để đảm bảo sức khỏe.

Sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O thì việc xử lý tai biến như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến do nắn chỉnh ít gặp, có thể gặp nắn gẫy xương ở vị trí không mong muốn, hoặc gây toác khớp (đứt dây chằng): cần chú ý kỹ thuật nắn mô tả ở trên. Nếu gẫy vào vị trí gây hậu quả xấu thì mổ để XỬ TRÍ theo tổn thương.
- Tai biến do gây mê: cần phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn nhịp thở, màu sắc môi và da, mạch, nôn mửa...để một mặt sơ cứu, một mặt báo bác sỹ gây mê hồi sức XỬ TRÍ kịp thời.
- Nếu trẻ quấy khóc nhiều, nên nới rộng bột, kê cao chân, dùng thuốc giảm đau.

Theo đó, sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O có xảy ra tai biến như sau:

- Tai biến do nắn chỉnh ít gặp, có thể gặp nắn gẫy xương ở vị trí không mong muốn, hoặc gây toác khớp (đứt dây chằng): cần chú ý kỹ thuật nắn mô tả ở trên.

Nếu gẫy vào vị trí gây hậu quả xấu thì mổ để XỬ TRÍ theo tổn thương.

- Tai biến do gây mê: cần phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn nhịp thở, màu sắc môi và da, mạch, nôn mửa...để một mặt sơ cứu, một mặt báo bác sỹ gây mê hồi sức XỬ TRÍ kịp thời.

- Nếu trẻ quấy khóc nhiều, nên nới rộng bột, kê cao chân, dùng thuốc giảm đau.

Như vậy, có thể thấy rằng sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O nếu xảy ra tai biến đúng những trường hợp trên thì người thực hiện tiến hành thực hiện ngay để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Nắn chỉnh hình tật chân chữ O
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
1,366 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột Nắn chỉnh hình tật chân chữ O

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột Xem toàn bộ văn bản về Nắn chỉnh hình tật chân chữ O

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào