Các bước tiến hành phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn thực hiện như thế nào?
- Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
- Các bước tiến hành phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn thực hiện như thế nào?
- Việc theo dõi và xử lý tai biến khi phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn như thế nào?
Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II, Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Lấy dị vật trong nhãn cầu là phẫu thuật nhằm loại trừ dị vật ra khỏi nhãn cầu.
II. CHỈ ĐỊNH
...
- Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn qua Pars plana được áp dụng khi, dị vật có từ tính lơ lửng trong buồng dịch kính.
- Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng phẫu thuật cắt dịch kính qua Pars plana phối hợp gắp dị vật bằng kẹp phẫu tích được áp dụng khi:
+ Dị vật khôn từ tính
+ Dị vật cắm vào thành nhãn cầu đặc biệt dị vật ở gần cực sau.
+ Dị vật đã bọc bởi tổ chức xơ.
+ Dị vật đã được lấy bằng phương pháp dùng nam châm không được.
+ Dị vật gây đục, tổ chức hóa dịch kính nhiều.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ có chống chỉ định tương đối khi:
- Người bệnh già yếu, tình trạng toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật.
- Không lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội và ngoài nhãn cầu khi:
+ Dị vật không có từ tính.
+ Dị vật cắm vào thành nhãn cầu ở gần cực sau.
+ Dị vật nằm lâu trong dịch kính có bao xơ chắc bao bọc.
Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Lấy dị vật trong nhãn cầu là phẫu thuật nhằm loại trừ dị vật ra khỏi nhãn cầu.
Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn qua Pars plana được áp dụng khi, dị vật có từ tính lơ lửng trong buồng dịch kính.
Không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ có chống chỉ định tương đối khi:
- Người bệnh già yếu, tình trạng toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật.
- Không lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn cầu khi:
+ Dị vật không có từ tính.
+ Dị vật cắm vào thành nhãn cầu ở gần cực sau.
+ Dị vật nằm lâu trong dịch kính có bao xơ chắc bao bọc.
Các bước tiến hành phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định về các bước tiến hành phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
(1) Vô cảm
- Gây mê với trẻ em và người không có khả năng phối hợp.
- Gây tê tại chỗ.
(2) Các bước phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn như sau:
- Cố định mi.
- Tách kết mạc rìa kinh tuyến 2 giờ và 10 giờ cách rìa 3mm đối với mắt không có thể thủy tinh và 3,5 - 4mm đối với mắt còn thể thủy tinh.
- Chọc củng mạc qua Pars plana cách rìa 3mm đối với mắt không có thể thủy tinh và 3,5 - 4mm đối với mắt còn thể thủy tinh tại các vị ví tương ứng.
- Cố định lăng kính.
- Nhờ đèn lạnh định hướng, đưa nam châm nội nhãn hướng về phía dị vật để hút lấy dị vật rồi từ từ đưa ra ngoài qua đường chọc củng mạc ở Pars plana.
- Cắt dịch kính phòi kẹt bằng bông cuốn và kéo Vannas.
- Khâu củng mạc và kết mạc bằng chỉ vicryl 7-0.
Bước 4. Kết thúc phẫu thuật:
- Tiêm kháng sinh dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu.
- Tra mỡ kháng sinh, mỡ atropin, băng mắt.
Theo quy định trên,
Việc theo dõi và xử lý tai biến khi phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI, Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU
...
VI. THEO DÕI
Chăm sóc hậu phẫu bao gồm: kháng sinh và chống viêm mạnh tại chỗ và toàn thân, dãn đồng tử.
VII. XỬ LÝ TAI BIẾN
- Chảy máu: dùng điện đông đốt cầm máu tại chỗ. Khi máu chảy nhiều không thể tiếp tục phẫu thuật được có thể đóng mép phẫu thuật, điều trị nội khoa cho máu tiêu sẽ tiến hành phẫu thuật lại.
- Bong võng mạc: tránh lôi kéo nhiều khi gắp dị vật.
Như vậy, chăm sóc hậu phẫu bao gồm: kháng sinh và chống viêm mạnh tại chỗ và toàn thân, dãn đồng tử.
Xử lý tai biến có thể xảy ra như sau:
- Chảy máu: dùng điện đông đốt cầm máu tại chỗ. Khi máu chảy nhiều không thể tiếp tục phẫu thuật được có thể đóng mép phẫu thuật, điều trị nội khoa cho máu tiêu sẽ tiến hành phẫu thuật lại.
- Bong võng mạc: tránh lôi kéo nhiều khi gắp dị vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?