Các bước thực hiện phối trộn chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Các bước thực hiện phối trộn chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gì?
- Các bước xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide như thế nào?
Các bước thực hiện phối trộn chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-139:2013/BNNPTNT Ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT giải thích thì:
Chất nền trồng cây là hỗn hợp của các chất hữu cơ đã được ủ hoai mục (rơm, rạ, trấu, lõi ngô, xơ dừa, mùn cưa hoặc các nguyên liệu thực vật tương tự ) theo một tỷ lệ nhất định dùng để trồng cây.
Khu cách ly kiểm dịch thực vật là nơi gieo trồng thực vật, bảo quản sản phẩm thực vật được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài trong thời gian kiểm dịch.
Phối trộn chất nền là việc kết hợp và trộn lẫn các nguyên liệu dùng làm chất nền theo một tỷ lệ nhất định.
Căn cứ theo tiết 2.2.1 tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-139:2013/BNNPTNT Ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
Chất nền trồng cây phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, đáp ứng yêu cầu về an toàn lao động, môi trường và không mang theo sinh vật gây hại thực vật.
2.2. Các bước thực hiện
2.2.1. Phối trộn chất nền
- Vật liệu vô cơ: Cát vàng, xỉ than
- Vật liệu hữu cơ: rơm, rạ, trấu, lõi ngô, xơ dừa, mùn cưa hoặc các nguyên liệu thực vật tương tự được ủ hoai mục.
- Phơi nắng vật liệu hữu cơ từ 2 – 3 ngày, đảm bảo độ ẩm đạt khoảng 25 – 30%.
- Chọn tỷ lệ phối trộn phù hợp cho từng loại cây trồng.
+ Đối với cây trồng dài ngày và cây lâu năm:
25 - 50% mùn rơm (Xơ dừa) + 20% - 25% mùn cưa + 20% - 25% mùn trấu + 10% - 25% xỉ than.
+ Đối với cây trồng ngắn ngày:
30% - 50% mùn rơm (Xơ dừa) + 20% mùn cưa + 20% mùn trấu + 10% - 50% xỉ than.
- Cho hỗn hợp vật liệu chất nền theo tỷ lệ thích hợp nêu trên vào thiết bị phối trộn chuyên dụng. Trộn đều các vật liệu với nhau trong thời gian 10-15 phút. Trường hợp không có thiết bị phối trộn chuyên dụng, sử dụng các công cụ thô sơ để trộn đều các vật liệu với nhau.
Như vậy, các bước thực hiện phối trộn chất nền dùng để trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật được quy định cụ thể trên.
Phương pháp phối trộn và xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gì?
Yêu cầu kỹ thuật khi xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide được quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-139:2013/BNNPTNT Ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Các bước thực hiện
...
2.2.2. Xử lý chất nền
Sau khi phối trộn, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về vật tư, thiết bị mà áp dụng biện pháp xử lý chất nền bằng một trong hai phương pháp dưới đây:
2.2.2.1. Xử lý chất nền bằng Methyl Bromide
a. Yêu cầu kỹ thuật
- Đảm bảo thực hiện đúng theo quy định tại QCVN 01-19 : 2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng.
- Diệt trừ được các loài sinh vật gây hại trong chất nền.
- An toàn cho người và vật nuôi.
b. Yêu cầu về người thực hiện
- Người trực tiếp thực hiện việc xử lý chất nền phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Không được sử dụng chất kích thích trước và trong quá trình thực hiện xông hơi khử trùng.
- Có ít nhất 02 người trực tiếp tham gia thực hiện xử lý.
c. Vật tư, trang thiết bị
- Thuốc Methyl Bromide 99,4% hoặc Methyl Bromide 98% + 2% Chloropicrin.
- Bạt khử trùng; buồng khử trùng.
- Vật liệu làm kín (giấy dán craft chuyên dụng, keo, hồ dán, cát ….).
- Dụng cụ lấy mẫu và phân tích mẫu sinh vật hại.
- Dụng cụ chiết, ống dẫn thuốc.
- Máy đo nồng độ thuốc khử trùng
- Thiết bị đo sự dò rỉ của thuốc.
- Thiết bị thông thoáng (máy hút khí, quạt đảo khí).
- Cân đồng hồ: 50kg, 100kg.
- Thiết bị phun vệ sinh (bình bơm tay, bình bơm động cơ).
- Máy đo độ ẩm, nhiệt kế, đồng hồ kiểm tra thời gian.
- Mặt nạ chuyên dùng với các trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Biển báo cảnh giới.
- Thiết bị phòng chống cháy nổ.
- Dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
- Các dụng cụ phụ trợ khác.
Theo đó, xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định tại QCVN 01-19 : 2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng.
Và diệt trừ được các loài sinh vật gây hại trong chất nền; an toàn cho người và vật nuôi.
Các bước xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide như thế nào?
Các bước xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide được quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-139:2013/BNNPTNT Ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
* Chuẩn bị trước khi xử lý chất nền
- Trước khi tiến hành xử lý, kiểm tra độ an toàn của các van đóng mở, khe kẽ, đồng hồ hiển thị, hệ thống xả khí, hệ thống đảo khí.
- Kiểm tra khu vực xung quanh thiết bị xử lý, không để các vật dụng dễ cháy nổ, dễ ăn mòn gần khu vực xử lý. Xung quanh khu vực xử lý phải khô ráo, kín gió.
- Khảo sát hướng gió; đo nhiệt độ ẩm độ trong khu vực khử trùng
- Khảo sát địa bàn xung quanh khu vực khử trùng: nhà dân, khu vực nuôi gia súc gia cầm.
* Làm kín phạm vi xử lý
Cho chất nền đã phối trộn vào bao, sau đó đưa vào chember khử trùng rồi đóng nắp chember lại. Trường hợp không có chember khử trùng, đóng chất nền vào bao gai hoặc đổ rời trên mặt phẳng, sau đó phủ bạt kín chân khối chất nền. Độ cao của khối chất nền không cao quá 0,5m. Không nén chặt chất nền vì sẽ cản trở sự di chuyển của hơi thuốc. Dùng vật liệu phù hợp (ví dụ rắn cát) chèn kỹ xung quanh chân bạt.
* Liều lượng và thời gian ủ thuốc
- Xác định thể tích phạm vi khử trùng
- Đo nhiệt độ trong phạm vi khử trùng
- Căn cứ vào nhiệt độ, liều lượng thuốc khử trùng được sử dụng như sau:
90 g/m3 trong thời gian 72 giờ ở nhiệt độ 16 - 250C
80 g/m3 trong thời gian 72 giờ ở nhiệt độ 26 - 350C
* Bơm thuốc
- Dây dẫn thuốc được bấm lỗ với khoảng cách 1m/lỗ. Rải dây song song trên nền nhà với khoảng cách dây là 1m.
- Để đầu chờ dây dẫn thuốc phía ngoài phạm vi khử trùng và làm kín khe hở chỗ đầu chờ của dây dẫn.
- Bơm thuốc theo liều lượng quy định. Bơm thuốc từ từ với lượng thuốc là g/phút
- Sau khi bơm đủ lượng thuốc vào phạm vi khử trùng, tiến hành kiểm tra nồng độ hơi thuốc bằng máy đo. Nếu thiếu phải bơm thêm thuốc cho đủ nồng độ. - Sau khi bơm thuốc 6 giờ, kiểm tra lại nồng độ hơi thuốc, nếu thiếu phải bơm thêm thuốc cho đủ nồng độ.
* Cảnh giới an toàn
- Đặt biển cảnh giới khử trùng và thông báo cho mọi người biết khu vực khử trùng.
- Kiểm tra, không cho người và động vật vào khu vực khử trùng.
- Có phương tiện liên lạc với người có trách nhiệm để thông tin trực tiếp giải quyết mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc khử trùng.
* Thông thoáng
- Sau khi kết thúc thời gian xử lý, tiến hành thông thoáng bằng cách dùng quạt để hút hoặc đẩy hơi thuốc ra ngoài. Trong trường hợp phủ bạt thì tiến hành nâng bạt để thông thoáng tự nhiên.
- Thời gian thông thoáng tối thiểu là 3 giờ trước khi sử dụng.
- Đo ngưỡng giới hạn an toàn ≤ 5ppm mới được cho người vào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?