Các bước để xây dựng kế hoạch trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn phải đảm bảo những gì?
Quy định đối với việc chẩn đoán bệnh động vật phải tuân thủ như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc chẩn đoán bệnh động vật như sau:
Chẩn đoán bệnh động vật
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mẫu bệnh phẩm phải bảo đảm chất lượng cho việc thực hiện xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh và phải được gửi kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm xét nghiệm đến phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Mẫu phiếu gửi bệnh phẩm xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thực hiện theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình chẩn đoán bệnh động vật, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật thú y, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Luật bảo vệ môi trường.
4. Phòng thử nghiệm phải tổ chức chẩn đoán, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngay sau khi nhận được mẫu và trả lời kết quả theo Mẫu phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm hoặc chưa xác định được bệnh, phòng thử nghiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm và nêu rõ lý do.
5. Các phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo ngay kết quả xét nghiệm cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
6. Cục Thú y hướng dẫn việc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm trong trường hợp xuất hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
Các bước để xây dựng kế hoạch trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn phải đảm bảo những gì? (Hình từ Internet)
Mẫu kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về mẫu kế hoạch như sau:
PHỤ LỤC 05
MẪU KẾ HOẠCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu kế hoạch
I. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm, nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình, tồn tại, bất cập.
II. Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong năm tiếp theo
1. Mục đích, yêu cầu
2. Nội dung kế hoạch
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
3.2. Về nguồn lực
a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, hỗ trợ cho chủ vật nuôi khi công bố dịch hoặc khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch ở địa phương;
b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
3.3. Giải pháp kỹ thuật
a) Về tiêm phòng vắc xin;
b) Về giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng;
c) Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch;
d) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
đ) Về kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y;
g) Quản lý người hành nghề thú y;
h) Về xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
3.4. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
5. Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
Như vậy, trong mẫu kế hoạch chủ động phòng chống bệnh động vật bao gồm các nội dung sau đây:
- Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm, nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình, tồn tại, bất cập.
- Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong năm tiếp theo phải đảm bảo có những mục:
+ Mục đích, yêu cầu
+ Nội dung kế hoạch
+ Giải pháp thực hiện kế hoạch
+ Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
+ Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
Các bước để xây dựng kế hoạch trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn phải đảm bảo những gì?
Theo Mục 2 Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về các bước xây dựng kế hoạch như sau:
* Các bước xây dựng Kế hoạch
- Đánh giá cụ thể về vai trò, tầm quan trọng, hiện trạng và xu hướng phát triển chăn nuôi của địa phương; tổng hợp, phân tích số liệu nuôi cho một số đối tượng nuôi trọng điểm tại địa phương; tổ chức rà soát những tồn tại, bất cập việc thực hiện Kế hoạch của năm trước và triển khai xây dựng Kế hoạch của năm tiếp theo cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả giám sát dịch bệnh; tình hình dịch bệnh (mô tả chi tiết theo không gian, thời gian và đối tượng mắc bệnh); các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh tại địa phương.
- Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ vật nuôi, giám sát dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.
- Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam và văn bản hướng dẫn về giám sát, điều tra dịch bệnh, điều kiện vệ sinh thú y, số lượng trại, hộ chăn nuôi, đề xuất các nội dung giám sát dịch bệnh cụ thể.
- Xây dựng dự thảo Kế hoạch gồm đầy đủ các nội dung và dự toán kinh phí thực hiện.
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm.
- Gửi Kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo và giám sát thực hiện.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Trường hợp điều chỉnh Kế hoạch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh gửi Kế hoạch đã được điều chỉnh đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?