Các biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường được pháp luật quy định như thế nào?
Các biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường được quy định như thế nào?
Bạo lực học đường được giải thích tại Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Dẫn chiếu đến Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phòng, chống bạo lực học đường
...
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
Theo đó, có những biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường như sau:
- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
Các biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường được pháp luật quy định như thế nào? (hình từ internet)
Trường hợp đã xảy ra bạo lực học đường thì có những biện pháp can thiệp nào?
Trường hợp đã xảy ra bạo lực học đường thì sẽ can thiệp bằng các biện pháp được nêu tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
- Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc phòng ngừa bạo lực học đường được quy định ra sao?
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc phòng ngừa bạo lực học đường được quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
3. Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Như vậy, trong việc phòng ngừa bạo lực học đường Bộ Giáo dục và Đào tạo có các trách nhiệm sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?