Các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ thế nào trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia?

Cho tôi hỏi có các biện pháp cơ bản nào để bảo vệ an ninh quốc gia? Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia thì các nguyên tắc nào được áp dụng? Công dân có quyền và nghĩa vụ thế nào trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia? - Câu hỏi của anh Châu đến từ Bình Phước.

Có các biện pháp cơ bản nào để bảo vệ an ninh quốc gia?

Tại Điều 15 Luật An ninh Quốc gia 2004 quy định các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:

- Vận động quần chúng

- Pháo luật

- Ngoại giao

- Kinh tế

- Khoa học - kỹ thuật

- Nghiệp vụ

- Vũ trang

Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp này do pháp luật định.

các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia

Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)

Các biện pháp nào được áp dụng khi có có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia?

Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật An ninh Quốc gia 2004 quy định thì nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia được chia làm 2 trường hợp là có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh và chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp

- Đối với trường hợp nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh thì việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh.

Hội đồng quốc phòng và an ninh có trách nhiệm động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao.

- Trường hợp có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:

+ Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;

+ Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

+ Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;

+ Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;

+ Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;

+ Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;

+ Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;

+ Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;

+ Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp nêu trên.

Công dân có quyền và nghĩa vụ thế nào trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia?

Theo quy định tại Điều 17 Luật An ninh Quốc gia 2004 thì trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia công dân có các quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó còn có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia được quy định tại Điều 18 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
An ninh quốc gia Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về An ninh quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong bảo vệ công trình quan trọng của an ninh quốc gia, trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định thế nào?
Pháp luật
Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia là gì? Khi có nguy cơ đe doạ mà chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì ai quyết định áp dụng biện pháp cần thiết?
Pháp luật
Hành vi xâm lược là gì? Khi có hành vi xâm lược trên thực tế và Quốc hội không thể họp được thì cơ quan nào thực hiện việc tuyên bố tình trạng chiến tranh?
Pháp luật
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì? Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có được quyền miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu mang theo khi xuất cảnh không?
Pháp luật
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có bao gồm những hệ thống thông tin phục vụ bảo quản chất đặc biệt có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái không?
Pháp luật
Hồ sơ đưa hệ thống thông tin vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được lập bao nhiêu bản và gửi đi đâu?
Pháp luật
Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng trợ cấp thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia?
Pháp luật
Đài kiểm soát không lưu, Đài rada Tân Sơn Nhất có thuộc Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia không?
Pháp luật
Cơ quan, tổ chức nào có quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh quốc gia
3,462 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào