Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án là ai? Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án có những quyền và nghĩa vụ gì?
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án là ai?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Các bên tham gia hòa giải là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy, các bên tham gia hòa giải là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án là ai? (Hình từ Internet)
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án có những quyền gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên có các quyền sau đây:
a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;
b) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này tham gia hòa giải, đối thoại;
c) Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
d) Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
đ) Tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;
e) Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;
g) Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại;
h) Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
i) Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành;
k) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, các bên tham gia hòa giải tại Tòa án có những quyền theo quy định cụ thể trên.
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
...
2. Các bên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật;
b) Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;
c) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
d) Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
đ) Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
e) Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo đó, các bên tham gia hòa giải tại Tòa án có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ pháp luật;
- Tham gia hòa giải với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;
- Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
- Chấp hành quy chế hòa giải tại Tòa án;
- Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?