Cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Việc thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Ai có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác gây thiệt hại cho doanh nghiệp?
Việc thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Điều 6 Luật Phá sản 2014 quy định về thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo quy định trên, khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Và cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Hình từ Internet)
Cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
Hành vi vi phạm trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không chính xác gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Không thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ai có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác gây thiệt hại cho doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 7 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 83, 84, 85, 86 và 87 Nghị định này.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 48; điểm a khoản 1 Điều 49; Mục 6 Chương III; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các điểm m, o, q và s khoản 2, các điểm m, o, q và s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
...
6. Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV và V; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này.
7. Công chức Tòa án các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
...
Như vậy, người có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không chính xác gây thiệt hại cho doanh nghiệp là công chức Tòa án các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?