Cá nhân quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường du lịch theo quy định thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường là một trong những điều kiện để được công nhận điểm du lịch đúng không?
- Cá nhân quản lý điểm du lịch có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Cá nhân quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường du lịch theo quy định thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường là một trong những điều kiện để được công nhận điểm du lịch đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:
Điều kiện công nhận điểm du lịch
...
3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để được công nhận điểm du lịch thì phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau, trong đó phải đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
- Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
- Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
- Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
- Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể nói việc bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường là một trong những điều kiện để được công nhận điểm du lịch.
Cá nhân quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường du lịch theo quy định thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Cá nhân quản lý điểm du lịch có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Du lịch 2017 thì cá nhân quản lý điểm du lịch có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:
+ Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;
+ Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
+ Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;
+ Được thu phí theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
+ Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý;
+ Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;
+ Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
Cá nhân quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường du lịch theo quy định thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch như sau:
Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch theo quy định;
b) Không có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
c) Không có bộ phận cứu hộ, cứu nạn theo quy định;
d) Không cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch theo quy định;
đ) Không có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý theo quy định;
e) Không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định.
...
Và theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cá nhân quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường du lịch theo quy định thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?