Cá nhân nước ngoài có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam để kinh doanh hay không?
- Cá nhân nước ngoài có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam hay không?
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép hoạt động đối với trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục ngoài khuôn viên trường đại học, học viện?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục bao gồm giấy tờ gì?
Cá nhân nước ngoài có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam hay không?
Theo Điều 2 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, quy định về vị trí pháp lí của trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:
Vị trí pháp lí của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng.
2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng.
3. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Như vậy, căn cứ theo loại đối tượng thành lập trung tâm ngoại ngữ, có 3 hình thức trung tâm ngoại ngữ:
- Trung tâm ngoại ngữ do Nhà nước thành lập;
- Trung tâm ngoại ngữ do tổ chức, cá nhân trong nước thành lập;
- Trung tâm ngoại ngữ do cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn toàn bộ hoặc một phần thành lập.
Như vậy, cá nhân nước ngoài có thể tự mình thành lập trung tâm ngoại ngữ để kinh doanh.
Cá nhân nước ngoài có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam để kinh doanh hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục được quy định như thế nào?
Đối với việc thành lập, hoạt động trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được đi vào hoạt động.
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục như sau:
Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.
Theo đó, điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục được hoạt động, trung tâm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.
Những điều kiện này phải được chứng minh trong hồ sơ xin cấp phép thành lập Trung tâm ngoại ngữ bằng các văn bản tài liệu.
Như vậy, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể mở được trung tâm ngoại ngữ. Để trung tâm ngoại ngữ được mở và hoạt động một cách hợp pháp thì cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép hoạt động đối với trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục ngoài khuôn viên trường đại học, học viện?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục như sau:
Thủ tục để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
1. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục:
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này;
b) Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.
...
Như vậy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm ngoại ngữ đặt địa điểm là người có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ.
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục bao gồm giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
- Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
- Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm (Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng của Công ty: có tối thiểu 300 triệu đến 500 triệu đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?