Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học? Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học là gì?
Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học?
Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học? (Hình từ Internnet)
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học như sau:
Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
1. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau:
…
c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
Dẫn chiếu theo Điều 67 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định trách nhiệm công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học như sau:
Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai thông tin và biện pháp quản lý rủi ro.
Theo đó, trong trường hợp của bạn là cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen thì phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học cần đảm bảo các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi
1. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen phải bảo đảm tính khoa học, minh bạch; được tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật trong nước và quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào sinh vật biến đổi gen, mục đích sử dụng và môi trường tiếp nhận sinh vật biến đổi gen đó.
3. Rủi ro của sinh vật biến đổi gen được đánh giá trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa sinh vật biến đổi gen và sinh vật nhận trong cùng điều kiện.
4. Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học cần đảm bảo 04 nguyên tắc được quy định nêu trên.
Không công khai mức độ rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen như sau:
Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;
b) Không thực hiện đúng nội dung trong giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, giấy chứng nhận an toàn sinh học, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
b) Đưa vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng trong đề tài nghiên cứu đã đăng ký; không thuộc giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và kế hoạch khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Không tuân thủ chặt chẽ các quy định về cách ly gây thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm;
b) Không áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, tiêu hủy triệt để sinh vật biến đổi gen khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được;
c) Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.
Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?