Cá nhân nào có thể tiến hành khám chữa bệnh mà không cần có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực?
Cá nhân nào có thể tiến hành khám chữa bệnh mà không cần có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực?
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
...
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ
Theo đó, cá nhân nào được khám chữa bệnh mà không cần có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực được quy định như sau:
- Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
- Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Cá nhân nào có thể tiến hành khám chữa bệnh mà không cần có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực? (Hình từ Internet)
Người hành hành nghề tiến hành đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những nội dung gì?
Người hành nghề tiến hành đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 28 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
- Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
- Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
- Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
- Thời gian hành nghề;
- Phạm vi hành nghề;
- Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Lưu ý:
- Việc kê khai danh sách đăng ký hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định pháp luật và phải được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận và đóng dấu (nếu có).
- Trường hợp trong danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này có người hành nghề đang tham gia hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì phải kê khai thêm thông tin về việc hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.
Người hành nghề có được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh không?
Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 16/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định sau:
...
đ) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký;
...
Nguyên tắc đăng ký hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?