Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT phải dựa trên chuẩn các kỹ năng sử dụng CNTT nào?

Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT có quy định các chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT để cá nhân đáp ứng khi có nhu cầu được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT hay không? Cho tôi hỏi nếu tôi muốn thi thì phải có điều kiện gì? Đề thi ứng dụng CNTT toàn bộ đều phải thực hiện trên máy tính đúng không? - Câu hỏi của anh Chí Anh (Hà Nội).

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT phải dựa trên chuẩn các kỹ năng sử dụng CNTT nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định về chứng chỉ ứng dụng CNTT như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT như sau:

Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT
1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01).
b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01).
c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01).
d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01).
đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục số 01).
e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01).
2. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao (Bảng 01, Phụ lục số 02).
b) Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao (Bảng 02, Phụ lục số 02).
c) Mô đun kỹ năng 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao (Bảng 03, Phụ lục số 02).
d) Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Bảng 04, Phụ lục số 02).
đ) Mô đun kỹ năng 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều (Bảng 05, Phụ lục số 02).
e) Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh (Bảng 06, Phụ lục số 02).
g) Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử (Bảng 07, Phụ lục số 02).
h) Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin (Bảng 08, Phụ lục số 02).
i) Mô đun kỹ năng 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (Bảng 09, Phụ lục số 02).
3. Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của tất cả các mô đun quy định tại Khoản 1 Điều này. Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 03 mô đun trong số các mô đun quy định tại Khoản 2 Điều này.

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT phải dựa trên chuẩn các kỹ năng sử dụng CNTT nào?

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT phải dựa trên chuẩn các kỹ năng sử dụng CNTT nào?

Đề thi ứng dụng CNTT toàn bộ đều phải thực hiện trên máy tính đúng không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT có quy định về đề thi ứng dụng CNTT như sau:

Quy định về đề thi ứng dụng CNTT
1. Quy định chung
a) Đề thi gồm 02 bài thi: bài thi trắc nghiệm và bài thi thực hành; thi trên máy tính có nối mạng LAN (có máy chủ nội bộ lưu trữ). Hai bài thi này là bắt buộc, được thực hiện liên tiếp theo quy định của trung tâm sát hạch;
b) Bài thi trắc nghiệm do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi thi, được chấm tự động;
c) Bài thi thực hành do Ban Đề thi xây dựng dưới dạng tệp (file); kết quả bài thi thực hành do Ban Chấm thi chấm và được lưu vào các tệp trên máy chủ của mạng LAN.
2. Đề thi ứng dụng CNTT cơ bản được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kiến thức, kỹ năng của đủ 06 mô đun kỹ năng cơ bản của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
3. Đề thi ứng dụng CNTT nâng cao được xây dựng trên cơ sở kiến thức, kỹ năng mỗi mô đun nâng cao của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Cung ứng đề thi
a) Đề thi trắc nghiệm được phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi thi;
b) Đề thi thực hành
- Đề thi thực hành do Ban Đề thi biên soạn, được mã hóa và bàn giao cho Ban Coi thi theo đúng quy định;
- Chủ tịch Hội đồng thi nhận đề thi từ Ban Đề thi, trực tiếp xem xét, mã hóa, lưu vào thiết bị nhớ, niêm phong theo quy định bảo mật đề thi và lập biên bản bàn giao cho Trưởng Ban Coi thi;
- Trưởng Ban Coi thi chuyển dữ liệu đề thi vào máy chủ nội bộ trước giờ thi không quá 60 phút; trực tiếp giải mã đề thi để chuẩn bị giao cho thí sinh khi bắt đầu làm bài thi.

Có thể thấy, đề thi ứng dụng CNTT sẽ gồm 02 bài thi: bài thi trắc nghiệm và bài thi thực hành; thi trên máy tính có nối mạng LAN (có máy chủ nội bộ lưu trữ).

Cá nhân muốn dự thi để được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định về điều kiện của đối tượng dự thi như sau:

Đối tượng dự thi và điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi: Cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực sử dụng CNTT hoặc có nhu cầu được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Điều kiện dự thi
a) Cá nhân có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định hiện hành;
b) Thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

Như vậy, cá nhân muốn được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như trên để có thể tham dự kì thi.

Công nghệ thông tin TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo quy định pháp luật công nghệ thông tin?
Pháp luật
Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Có khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này?
Pháp luật
Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Pháp luật
Khoảng cách số là gì? Trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thu hẹp khoảng cách số gồm những gì?
Pháp luật
Phần cứng là gì? Công nghiệp phần cứng là công nghiệp sản xuất sản phẩm nào? Hoạt động công nghiệp phần cứng?
Pháp luật
Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thiết bị số là gì? Cho ví dụ về thiết bị số? Không được cài đặt phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thực hiện hành vi nào?
Pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin là gì? Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin?
Pháp luật
Phát triển công nghệ thông tin là gì? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Pháp luật
Áp dụng Luật công nghệ thông tin khi có sự khác nhau giữa quy định của Luật công nghệ thông tin với quy định của luật khác?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghệ thông tin
1,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào