Cá nhân làm công tác quản lý cần tham gia xây dựng bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật để được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền?
- Cá nhân làm công tác quản lý cần tham gia xây dựng bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật để được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền?
- Thẩm quyền xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền cho cá nhân làm công tác quản lý thuộc cơ quan nào?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cấp Bộ Y tế được quy định thế nào?
Cá nhân làm công tác quản lý cần tham gia xây dựng bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật để được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền?
Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông (Hình từ Internet)
Theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BYT quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân làm công tác quản lý như sau:
(1) Cá nhân làm công tác quản lý cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2020/TT-BYT, cụ thể:
- Có thời gian công tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại từ 20 năm trở lên.
- Được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng.
- Được tặng 01 Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương có liên quan đến lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 02 bằng khen của Trung ương Hội nghề nghiệp lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 05 giấy khen của Tỉnh hội nghề nghiệp lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 05 giấy khen cấp sở, ngành liên quan đến công tác bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền.
(2) Cá nhân làm công tác nghiên cứu khoa học cần đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây để được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền, cụ thể:
- Tham gia xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển y dược cổ truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:
+ Ít nhất 01 Luật hoặc 01 Nghị định hoặc 04 Thông tư về phát triển lĩnh vực y tế hoặc Y dược cổ truyền;
+ Ít nhất 01 Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Đề án, Dự án được cấp Trung ương ban hành;
+ Ít nhất 02 trong số các văn bản là Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án được cấp Bộ, ngành ban hành;
+ Ít nhất 04 tài liệu chuyên môn lĩnh vực y dược cổ truyền được Bộ Y tế phê duyệt.
- Tham gia xây dựng ít nhất 02 trong số các văn bản sau: Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án lĩnh vực y, dược cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và tổ chức thực hiện có hiệu quả tại địa phương (từ cấp huyện trở lên).
- Có sáng kiến, giải pháp quản lý được áp dụng có hiệu quả trong lĩnh vực y dược cổ truyền được cơ quan quản lý cấp huyện trở lên công nhận.
Theo đó, cá nhân làm công tác quản lý cần tham gia xây dựng ít nhất một trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định nêu trên để được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Thẩm quyền xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền cho cá nhân làm công tác quản lý thuộc cơ quan nào?
Theo Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BYT quy định như sau:
Thẩm quyền xét tặng
Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ Y tế.
Căn cứ trên quy định Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền cho cá nhân làm công tác quản lý trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ Y tế.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cấp Bộ Y tế được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BYT quy định Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cấp Bộ Y tế như sau:
(1) Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cấp Bộ Y tế có từ 11 đến 13 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định thành lập.
(2) Thành phần Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng cấp Bộ: Lãnh đạo Bộ Y tế.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.
- Thành viên Hội đồng: đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ Pháp chế; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; đại diện Trung ương Hội Đông y, Trung ương Hội Châm cứu; Công đoàn y tế Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan và một số chuyên gia về lĩnh vực y dược cổ truyền. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là thường trực và Thư ký Hội đồng.
(3) Nhiệm vụ của Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Bộ:
- Hội đồng cấp Bộ thẩm định, xem xét, đánh giá hồ sơ của các cá nhân từ các Hội đồng cấp cơ sở chuyển lên, chậm nhất trong 30 ngày kể từ ngày nhận được các hồ sơ đủ điều kiện.
- Bảo đảm nguyên tắc xét tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
- Tổ chức trao tặng giải thưởng trang trọng, ý nghĩa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?