Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền ngoài bị phạt tiền ra thì có xử phạt bổ sung không?
- Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?
Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
…
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường
b) Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;
c) Sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
d) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
e) Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
…
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không xin giấy phép cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Làm bản sao cổ vật quốc gia (Hình từ Internet)
Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền ngoài bị phạt tiền ra thì có xử phạt bổ sung không?
Căn cứ tại khoản 8, 9 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
…
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 5, điểm d và điểm d khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
c) Buộc công trình đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, điểm c khoản 6, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều này;
đ) Buộc thu hồi giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5 Điều này
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền ngoài bị phạt tiền ra thì còn có xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vi phạm và tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, thì còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
…
Theo đó tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định về quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng (đối với cá nhân) đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Hành vi vi phạm về cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền thuộc lĩnh vực văn hóa thì mức phạt tiền cao nhất 50.000.000 đồng (đối với cá nhân).
Cho nên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt về cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?