Cá nhân kinh doanh trong chợ không niêm yết giá bán hàng hóa rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân kinh doanh trong chợ không niêm yết giá bán hàng hóa rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Bán hàng hóa với giá cao hơn giá niêm yết thì cá nhân kinh doanh trong chợ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Ban quản lý chợ có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm về giá hàng hóa đã niêm yết hay không?
Cá nhân kinh doanh trong chợ không niêm yết giá bán hàng hóa rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi không niêm yết giá rõ ràng được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP) như sau:
Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
....
Theo đó, trong trường hợp cá nhân kinh doanh trong chợ không niêm yết giá bán hàng hóa rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cá nhân kinh doanh trong chợ bán hàng hóa với giá cao hơn giá đã niêm yết thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Bán hàng hóa với giá cao hơn giá niêm yết thì cá nhân kinh doanh trong chợ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán giá cao hơn giá hàng hóa đã niêm yết quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, nếu đã niêm yết giá hàng hóa rõ ràng mà cá nhân kinh doanh trong chợ có hành vi bán hàng hóa cho khách hàng với giá cao hơn giá đã niêm yết thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu hàng hóa được cá nhân bán ra với giá cao hơn giá niêm yết mà thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bên cạnh mức phạt tiền thì cá nhân còn phải buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm của mình.
Nếu cá nhân kinh doanh trong chợ không thể xác định được khách hàng để trả lại số tiền đã thu thì số tiền đó sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Ban quản lý chợ có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm về giá hàng hóa đã niêm yết hay không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM, cụ thể:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2.1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:
a) Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
b) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
c) Phê duyệt Nội quy chợ.
d) Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
e) Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
2.2. Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.
2.3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.
2.4. Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
2.5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
2.6. Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.
2.7. Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
2.8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
2.9. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban Quản lý chợ theo quy định của pháp luật.
2.10. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại.
...
Đồng thời, tại Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thì Ban quản lý chợ không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, Ban quản lý chợ có thẩm quyền tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?