Cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không?
- Cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không?
- Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có cần phải bảo đảm yêu cầu về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối không?
- Cá nhân khai thác tài nguyên nước có nghĩa vụ như thế nào trong việc hoạt động khai thác tài nguyên nước?
Cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Khai thác tài nguyên nước cho thủy điện
1. Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác nước với quy mô nhỏ; tham gia cắt, giảm lũ và cấp nước cho hạ du khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo quy định tại Điều 38 của Luật này và pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước.
3. Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức việc rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện theo quy định tại Điều 38 của Luật này bảo đảm an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, phòng, chống lũ, lụt; duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Điều 24 của Luật này và cấp nước cho hạ du.
Theo đó, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện cần phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo quy định tại Điều 38 của Luật Tài nguyên nước 2023 và pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước.
Cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không? (Hình từ Internet)
Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có cần phải bảo đảm yêu cầu về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 41 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, tạo cảnh quan và các mục đích khác phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Đầu tư, xây dựng công trình khai thác, đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước phải phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khả năng đáp ứng của nguồn nước;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chịu sự quản lý, giám sát, điều hoà, phân phối của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước;
d) Khai thác tài nguyên nước phải bảo đảm yêu cầu về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; ngưỡng khai thác nước dưới đất và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước;
đ) Thực hiện kê khai, đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Luật này.
2. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông, suối liên quốc gia phải phù hợp với thoả thuận quốc tế và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện cần phải bảo đảm yêu cầu về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; ngưỡng khai thác nước dưới đất và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước.
Cá nhân khai thác tài nguyên nước có nghĩa vụ như thế nào trong việc hoạt động khai thác tài nguyên nước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định đối với cá nhân khai thác tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn;
- Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác;
- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, nghiên cứu khoa học và công nghệ về tài nguyên nước;
- Khi điều chỉnh, bổ sung quy mô khai thác tài nguyên nước thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải đăng ký, cấp phép theo quy định tại Điều 52 của Luật Tài nguyên nước 2023;
- Cắt, giảm hoặc tăng lượng nước khai thác hoặc điều chỉnh chế độ vận hành, khai thác nước của công trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tuân thủ hạn ngạch khai thác tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước quy định;
- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong giấy phép khai thác tài nguyên nước;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?