Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không?

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không? Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp tại đâu?

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không?

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không thì căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:

Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai.
...

Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện và tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp gồm có:

- Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;

- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;

- Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch ứng phó ở công trình đầu mối;

- Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;

- Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập;

- Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;

- Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không?

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không? (Hình từ Internet)

Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp tại đâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:

Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
1. Hồ sơ thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
...

Chiếu theo quy định trên, tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên trong một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

Như vậy, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp tại:

(1) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;

(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên trong một huyện;

(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại khoản (1) và khoản (2) nêu trên;

(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

Theo đó, hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thế nào?

Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:

(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

(2) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.

Hồ chứa thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hồ chứa thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đập, hồ chứa thủy lợi được định nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp không?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi từ phân cấp ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ chứa thủy lợi
248 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ chứa thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ chứa thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào