Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần đáp ứng điều kiện gì?
- Việc tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia được thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia gồm những nội dung gì?
Việc tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 13/2016/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BKHCN) quy định như sau
Nguyên tắc và tiêu chí tuyển chọn cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ
Việc tuyển chọn cá nhân để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, trên cơ sở các tiêu chí sau:
1. Trình độ chuyên môn và thành tích khoa học và công nghệ.
2. Chất lượng của đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng.
...
Như vậy, theo quy định, việc tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh.
Việc tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia được thực hiện theo nguyên tắc gì?(Hình từ Internet)
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2016/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BKHCN) quy định về điều kiện dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia như sau:
Điều kiện dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây được xem xét, cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia:
1. Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; trường hợp không thuộc cơ sở dữ liệu này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
2. Thuộc biên chế hoặc làm việc toàn thời gian, liên tục từ 12 tháng trở lên tại các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
3. Không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
4. Có đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo mẫu B1.5-ĐCNC tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chấp thuận bằng văn bản.
5. Trình độ ngoại ngữ thành thạo, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
6. Có định hướng phát triển chuyên môn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu tại đơn vị sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
7. Được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng văn bản trong đó nêu rõ việc hỗ trợ chuyên gia triển khai nội dung nghiên cứu theo đề cương và phát triển chuyên môn sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, theo quy định, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
(1) Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Trường hợp không thuộc cơ sở dữ liệu này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
(2) Thuộc biên chế hoặc làm việc toàn thời gian, liên tục từ 12 tháng trở lên tại các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-BKHCN.
(3) Không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
(4) Có đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chấp thuận bằng văn bản: TẢI VỀ
(5) Trình độ ngoại ngữ thành thạo, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
(6) Có định hướng phát triển chuyên môn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu tại đơn vị sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
(7) Được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng văn bản trong đó nêu rõ việc hỗ trợ chuyên gia triển khai nội dung nghiên cứu theo đề cương và phát triển chuyên môn sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 13/2016/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BKHCN) quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển như sau:
Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng gửi trực tiếp hoặc trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thành phần hồ sơ gồm:
1. Phiếu đăng ký tuyển chọn có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp theo mẫu B1.2-ĐKCG, mẫu B1.3-ĐKNNC hoặc mẫu B1.4-ĐKSTS tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Lý lịch khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
3. Đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu B1.5-ĐCNC tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước hoặc nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, trong đó nêu rõ nội dung hỗ trợ triển khai hoặc dịch vụ cung cấp để triển khai nội dung theo đề cương nghiên cứu của ứng viên, chi phí phải trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) và văn bản đồng ý nhận bảo trợ của nhà khoa học đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ;
5. Văn bản đồng ý cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị quản lý;
6. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ; các minh chứng đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này;
7. Định hướng phát triển chuyên môn (đối với đào tạo chuyên gia); kế hoạch và định hướng nghiên cứu chuyên sâu (đối với nhóm nghiên cứu) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
8. Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của học viên trong và sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng;
9. Dự kiến kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 2395);
10. Xác nhận về những hỗ trợ khác ngoài ngân sách nhà nước (nếu có).
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo bồi dưỡng bao gồm:
(1) Phiếu đăng ký tuyển chọn có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp: TẢI VỀ
(2) Lý lịch khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
(3) Đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng bằng tiếng Việt và tiếng Anh: TẢI VỀ
(4) Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước hoặc nước ngoài được dịch ra tiếng Việt;
(5) Văn bản đồng ý cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị quản lý;
(6) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ; các minh chứng đáp ứng điều kiện dự tuyển;
(7) Định hướng phát triển chuyên môn bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
(8) Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của học viên trong và sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng;
(9) Dự kiến kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
(10) Xác nhận về những hỗ trợ khác ngoài ngân sách nhà nước (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?