Cá nhân được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc mà vi phạm pháp luật hình sự thì có bị tước danh hiệu này không?
- Cá nhân được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc mà vi phạm pháp luật hình sự thì có bị tước danh hiệu này không?
- Hồ sơ đề nghị tước danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với cá nhân được xét tặng danh hiệu mà vi phạm pháp luật hình sự gồm những giấy tờ gì?
- Thủ tục tước danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với cá nhân được xét tặng danh hiệu mà vi phạm pháp luật hình sự như thế nào?
Cá nhân được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc mà vi phạm pháp luật hình sự thì có bị tước danh hiệu này không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu
Thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định 91/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
...
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc là một trong những danh hiệu thi đua đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 151/2018/TT-BQP.
Theo quy định trên, cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
Như vậy, nếu cá nhân được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc mà vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu này.
Tước danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị tước danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với cá nhân được xét tặng danh hiệu mà vi phạm pháp luật hình sự gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 88 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu
...
5. Hồ sơ đề nghị tước, đề nghị phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước gồm:
a) Tờ trình của cấp trình khen;
b) Báo cáo tóm tắt, nêu rõ nội dung hoặc giải trình lý do đề nghị và ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, hồ sơ đề nghị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước, cụ thể là danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc gồm:
- Tờ trình của cấp trình khen;
- Báo cáo tóm tắt, nêu rõ nội dung hoặc giải trình lý do đề nghị và ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Thủ tục tước danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với cá nhân được xét tặng danh hiệu mà vi phạm pháp luật hình sự như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 88 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định như sau:
Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc tước danh hiệu vinh dự Nhà nước.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch nước, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng để giao nộp cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cấp trên; thu hồi tiền thưởng và nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định.
4. Cá nhân bị xét xử oan, sai và đã được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì được xem xét phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc tước danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch nước, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng để giao nộp cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cấp trên. Đồng thời, thu hồi tiền thưởng và nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định.
Lưu ý, trường hợp cá nhân bị xét xử oan, sai và đã được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì được xem xét phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?