Cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần có thời gian ít nhất mấy năm làm công tác thanh tra?
- Cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần có thời gian ít nhất mấy năm làm công tác thanh tra?
- Thanh tra viên có được hưởng chế độ làm thêm giờ nếu làm nhiệm vụ thanh tra đột xuất ngoài giờ hành chính không?
- Nhiệm vụ của thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội khi thực hiện thanh tra chuyên ngành là gì?
Cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần có thời gian ít nhất mấy năm làm công tác thanh tra?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thanh tra viên
...
2. Tiêu chuẩn của thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Dẫn chiếu theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
...
4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
đ) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
e) Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.
Theo đó, cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Lưu ý: Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Thanh tra viên có được hưởng chế độ làm thêm giờ nếu làm nhiệm vụ thanh tra đột xuất ngoài giờ hành chính không?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH) quy định như sau:
Điều kiện đảm bảo hoạt động đối với thanh tra viên
...
4. Thanh tra viên được giao nhiệm vụ thanh tra đột xuất vào ban đêm hoặc ngoài giờ hành chính được hưởng chế độ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
5. Kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại Điều này được đảm bảo từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Thanh tra Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nguồn kinh phí được trích từ xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra, các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì thanh tra viên được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 nếu làm nhiệm vụ thanh tra đột xuất ngoài giờ hành chính.
Nhiệm vụ của thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội khi thực hiện thanh tra chuyên ngành là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên
Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Thanh tra khi thực hiện thanh tra hành chính; có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Dẫn chiếu theo Điều 53 Luật Thanh tra 2010 và Điều 54 Luật Thanh tra 2010 quy định khi thực hiện thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
m) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
n) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm g, h, i, k và l khoản 1 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;
e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?