Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
- Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đủ điều kiện tham gia đăng ký xét chọn làm chủ nhiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi nào?
- Tổ chức được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trong trường hợp nào?
Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020 như sau:
Tiêu chuẩn đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Tổ chức chủ trì phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, điều tra của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt hiệu quả.
2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
a) Có trình độ đại học trở lên;
b) Có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với nhiệm vụ trong 03 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Có khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
đ) Thời điểm nộp hồ sơ đến thời điểm nghỉ hưu phải đủ 18 tháng; thời điểm quyết định phê duyệt kết quả xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến thời điểm nghỉ hưu phải đủ 12 tháng.
...
Như vậy, cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải có tiêu chuẩn như sau:
- Có trình độ đại học trở lên;
- Có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với nhiệm vụ trong 03 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Có khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Thời điểm nộp hồ sơ đến thời điểm nghỉ hưu phải đủ 18 tháng; thời điểm quyết định phê duyệt kết quả xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến thời điểm nghỉ hưu phải đủ 12 tháng.
Chủ nhiệm khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đủ điều kiện tham gia đăng ký xét chọn làm chủ nhiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020, thì tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đủ điều kiện tham gia đăng ký xét chọn làm chủ nhiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi:
- Đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
+ Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ tuyển chọn vẫn đang chủ trì dự án điều tra, khảo sát mà dự án đó đã quá thời hạn nghiệm thu 6 tháng (kể từ ngày có Quyết định phê duyệt kết quả xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ);
+ Tổ chức chủ trì dự án điều tra, khảo sát cấp Bộ được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu.
- Đối với chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
+ Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Nội vụ;
+ Cá nhân chủ nhiệm đề tài, chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” sẽ không được xét chọn, tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu.
Tổ chức được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020, thì tổ chức được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trong trường hợp sau:
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ;
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này.
- Ngoài các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này, việc lựa chọn tổ chức chủ trì hoặc cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ đều phải thông qua xét chọn, tuyển chọn theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?