Cá nhân đã có học vị tiến sĩ luật 05 năm thì có được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp không?
Cá nhân đã có học vị tiến sĩ luật 05 năm thì có được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp không?
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011, có quy định Phó Chủ tịch thường trực được bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng khoa học tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ mới theo giới thiệu của các thành viên Hội đồng.
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Thành viên Hội đồng khoa học phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có lập trường chính trị vững vàng; có đạo đức tư cách tốt;
2. Có học vị tiến sĩ luật từ 3 năm trở lên kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ;
3. Có một trong các thành tích khoa học sau: Đã chủ trì và bảo vệ thành công ít nhất 01 đề tài, đề án cấp Bộ hoặc đề tài nhánh cấp Nhà nước; hoặc đã là tổ trưởng tổ biên tập soạn thảo 02 văn bản quy phạm pháp luật từ Nghị định trở lên; hoặc đã hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trở lên;
4. Có thâm niên 5 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;
5. Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng khoa học ít nhất là 3 năm tính đến thời điểm bầu Hội đồng khoa học. Riêng đối với người có học vị Tiến sĩ Khoa học và có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư thời gian ít nhất để thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học là 2 năm tính từ thời điểm bầu Hội đồng khoa học.
Theo đó, người được bầu cử làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lập trường chính trị vững vàng; có đạo đức tư cách tốt;
- Có học vị tiến sĩ luật từ 3 năm trở lên kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ;
- Có một trong các thành tích khoa học sau: Đã chủ trì và bảo vệ thành công ít nhất 01 đề tài, đề án cấp Bộ hoặc đề tài nhánh cấp Nhà nước; hoặc đã là tổ trưởng tổ biên tập soạn thảo 02 văn bản quy phạm pháp luật từ Nghị định trở lên; hoặc đã hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trở lên;
- Có thâm niên 5 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;
- Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng khoa học ít nhất là 3 năm tính đến thời điểm bầu Hội đồng khoa học. Riêng đối với người có học vị Tiến sĩ Khoa học và có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư thời gian ít nhất để thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học là 2 năm tính từ thời điểm bầu Hội đồng khoa học.
Như vậy, cá nhân đã có học vị tiến sĩ luật 05 năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ đồng thời còn đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp.
Hình thức bầu cử Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được thực hiện ra sao?
Theo Điều 6 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Bầu thành viên Hội đồng khoa học
1. Các thành viên của Hội đồng khoa học do Hội nghị đại biểu bầu theo hình thức bỏ phiếu kín. Thành phần Hội nghị đại biểu gồm: những cán bộ đang công tác trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp có học vị tiến sĩ luật, học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; có ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
2. Danh sách đề cử thành viên Hội đồng khoa học nhiệm kỳ mới do Hội đồng khoa học nhiệm kỳ trước và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp giới thiệu. Danh sách đề cử và bầu cử không bao gồm thành viên đương nhiên của Hội đồng khoa học.
3. Việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng khoa học sẽ do Hội đồng khoa học đương nhiệm tiến hành theo thủ tục bỏ phiếu kín. Danh sách ứng viên Hội đồng khoa học cần bầu bổ sung do Hội đồng khoa học đương nhiệm giới thiệu.
Căn cứ quy định trên thì hình thức bầu cử Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín.
Thành phần Hội nghị đại biểu gồm:
- Những cán bộ đang công tác trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp có học vị tiến sĩ luật, học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư;
- Những cán bộ đang công tác trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp có ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp có quyền hạn gì?
Theo Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
1. Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy định của Quy chế này;
2. Chỉ đạo cơ quan thường trực và Thư ký của Hội đồng chuẩn bị nội dung và chương trình các phiên họp của Hội đồng;
3. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
4. Ký các văn bản kết luận của Hội đồng khoa học.
Theo đó, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy định của Quy chế này;
- Chỉ đạo cơ quan thường trực và Thư ký của Hội đồng chuẩn bị nội dung và chương trình các phiên họp của Hội đồng;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
- Ký các văn bản kết luận của Hội đồng khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?