Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
- Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
- Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được cung cấp thông tin khách hàng cho người thứ ba khi nào?
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới không?
Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đối với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
...
Như vậy, một trong những điều kiện để cá nhân được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì cá nhân phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm đúng không? (Hình từ Internet)
Cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được cung cấp thông tin khách hàng cho người thứ ba khi nào?
Trách nhiệm của cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho người thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
4. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Như vậy, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thể cung cấp thông tin khách hàng cho người thứ ba nếu như có sự chấp thuận của khách hàng hoặc trường hợp cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới không?
Việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới được quy định tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?