Cá nhân có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở thông qua đâu? Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân có bị quốc hữu hóa không?
Cá nhân có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở thông qua đâu?
Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 6 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
1. Cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có nhà ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Và cá nhân có nhà ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở thông qua đâu? Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân có bị quốc hữu hóa không? (Hình từ Internet)
Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân có bị quốc hữu hóa không?
Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2023 có quy định về bảo hộ quyền sở hữu nhà ở như sau:
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu và nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đối tượng và điều kiện được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
(1) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
(2) Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau đây:
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sau đây được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023:
++ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
++ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết? Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
- Thanh toán quốc tế theo quy định mới nhất là gì? Việc thanh toán quốc tế cần phải tuân thủ theo những quy định nào?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ file word mới nhất? Vốn điều lệ trong công ty cổ phần là gì?
- Quyết định 100/2024 quy định tách thửa mới tại TP HCM thay tế Quyết định 60/2017? Diện tích tách thửa tối thiểu tại TPHCM năm 2024?
- Có mấy hình thức tố giác tội phạm? Hướng dẫn tố giác 17 loại tội phạm trên ứng dụng VNeID mà không cần đến cơ quan công an theo quy định?