Cá nhân có được vận chuyển pháo hoa về quê bán bằng cách gửi vào chỗ để hàng của xe khách không? Tài xế xe ô tô chở hành khách nhận vận chuyển pháo hoa có thể bị xử phạt như thế nào?
Cá nhân có được vận chuyển pháo hoa về quê bán bằng cách gửi vào chỗ để hàng của xe khách không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
...
Theo đó, việc vận chuyển pháo hoa là một trong các hành vi bị nghiêm cấm, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định.
Như vậy, hành vi mua pháo về quê bán và gửi vào chỗ để hàng của xe khách là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Vận chuyển pháo hoa về quê bán (Hình từ Internet)
Cá nhân vận chuyển pháo hoa về quê bán có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm i khoản 3, điểm e khoản 4, điểm a khoản 7 và điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
...
Theo đó, cá nhân vận chuyển pháo hoa về quê bán có thể bị xử phạt đối với hành vi sử dụng pháo hoa trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với hành vi vận chuyển trái phép pháo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vận chuyển pháo hoa về quê bán.
Tài xế xe ô tô chở hành khách nhận vận chuyển pháo hoa có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Theo đó, tài xế điều khiển xe ô tô chở hành khách nhận vận chuyển hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, tài xế điều khiển xe ô tô chở khách còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?