Cá nhân có được khiếu nại yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải bồi thường thiệt hại không?
- Cá nhân có được khiếu nại yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải bồi thường thiệt hại không?
- Cá nhân cần phải có trách nhiệm như thế nào khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền bị dư?
- Cá nhân cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán có bị vi phạm pháp luật không?
Cá nhân có được khiếu nại yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải bồi thường thiệt hại không?
Cá nhân có được khiếu nại yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải bồi thường thiệt hại không, căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định:
Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; được quyền yêu cầu và nhận thông báo, hướng dẫn và cảnh báo từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để nhận biết và phòng tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán.
2. Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
4. Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
5. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ có quyền khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình bồi thường thiệt hại.
Do đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ phải bồi thường thiệt hại khi:
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận
+ Không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán
+ Thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
Cá nhân có được khiếu nại yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải bồi thường thiệt hại không? (Hình từ Internet)
Cá nhân cần phải có trách nhiệm như thế nào khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền bị dư?
Cá nhân cần phải có trách nhiệm như thế nào khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền bị dư, căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.
4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân, tổ chức để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, khi tổ chức chuyển tiền bị dư
Cá nhân cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán có bị vi phạm pháp luật không?
Cá nhân cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán có bị vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị cấm
1. Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ bị vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?