Cá nhân có được hành nghề khám bệnh chữa bệnh khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Cá nhân có được hành nghề khám bệnh chữa bệnh khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, đối với cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật thì sẽ thuộc vào trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh chữa bệnh theo quy định.
Cá nhân có được hành nghề khám bệnh chữa bệnh khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)
06 nguyên tắc trong khám bệnh chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Theo đó, 06 nguyên tắc trong khám bệnh chữa bệnh hiện nay được pháp luật quy định như sau:
(1) Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
(2) Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
(5) Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
(6) Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cá nhân cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được phép khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
- Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục?
- Ai cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?